Làng nghề Phật thủ nhộn nhịp vào Tết

Nếu hoa mai tượng trưng cho giàu sang phú quý, Quất tượng trưng cho một năm mùa màng bội thu thì phật thủ lại có ý nghĩa đem lại may mắn, tài lộc suốt cả năm. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân trồng phật thủ tại huyện Hoài Đức, huyện Phúc Thọ hay huyện Đan Phượng, Hà Nội lại nhộn nhịp người ra vào. Nông dân trồng phật thủ ở ngoại thành Hà Nội đang vào vụ thu hoạch lớn nhất năm để cung cấp cho thị trường.

Để kịp phục vụ Tết Nguyên Đán 2024, những ngày này người dân làng phật thủ Đắc Sở, huyện Hoài Đức đang cắt tỉa cây, dưỡng quả chuẩn bị cho vụ thu hoạch lớn nhất năm. Tại khu vườn của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến có gần 800 cây phật thủ sai trĩu quả với đủ kích cỡ.

Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên năng suất của phật thủ cao hơn những năm trước và mã cũng đẹp hơn. Những nhà vườn như ông Chiến hi vọng từ nay đến Tết sẽ thu hoạch và tiêu thụ hết số này.

Theo dân gian Phật thủ đem lại một năm mới sung túc, ấm no và khỏe mạnh

Trong khi chờ cải tạo lại đất, người dân tại thủ phủ trồng phật thủ ở xã Đắc Sở cũng tới thuê đất để canh tác ở huyện Phúc Thọ, trong đó có bà Đinh Thị Vinh.

Bà cũng là một trong những chủ vườn lớn nhất tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ. Bước vào vụ tết, tối nào gia đình bà Vinh cũng ở vườn để trông cây, phòng ngừa lúc thời tiết có thay đổi thất thường.

Tết Nguyên Đán 2024, người dân làng phật thủ Đắc Sở, huyện Hoài Đức đang cắt tỉa cây, dưỡng quả chuẩn bị cho vụ thu hoạch lớn nhất năm

Cây phật thủ ra hoa quanh năm, thông thường vào dịp tháng 7 và Tết Âm lịch nhu cầu của người mua loại quả này nhiều do vậy người nông dân sẽ tính toán và chăm sóc cây ở từng thời điểm thích hợp để cho những quả đẹp vào đúng thời điểm.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm vườn, ông Nguyễn Hữu Uất luôn nắm bắt rõ bệnh thường gặp là nhện đỏ, bọ rầy… Hiểu rõ tình hình sâu bệnh để có biện pháp cũng khiến vụ thu năm nay có năng suất cao, quả đẹp nhất so với các năm trước.

Hiện vườn phật thủ hơn 500 gốc của ông đã được các thương lái đặt mua hết, chỉ chờ thu hoạch

Những quả to đẹp, giá vẫn sẽ cao từ 300-500.000 đồng/quả. Hiện vườn phật thủ hơn 500 gốc của ông đã được các thương lái đặt mua hết, chỉ chờ thu hoạch.

Phật thủ để được khoảng từ 3 đến 5 tháng, để càng lâu càng thơm, càng đẹp. Theo quan niệm dân gian, trưng bày quả phật thủ trong dịp Tết, "bàn tay" ấy tượng trưng như bàn tay của Phật có thể che chở, bảo vệ cho gia đình được bình an; năm mới sung túc, ấm no và khỏe mạnh.

Cũng chính bởi vậy mà nhiều gia đình chọn loại quả này để trưng vào các dịp lễ Tết với mong muốn một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm, hạnh phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội có 4 phòng chức năng gồm 3 phòng nghiệp vụ và Văn phòng.

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” là một cao trào cách mạng sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết của phụ nữ miền Bắc, là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại

Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất trong sáng 6/3.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã biểu dương điển hình phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 và tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô xuất sắc năm 2025 vào tối 5/3.