Làng lụa Vạn Phúc vào hành trình vươn ra thế giới
Tới thăm làng nghề Vạn Phúc những ngày cuối thu, bao phủ không gian là sắc lụa ngập màu nắng. Ngôi làng hơn 1000 năm tuổi nằm trong thành phố, nhưng chỉ cần bước qua cổng làng, bao bộn bề náo nhiệt bên ngoài đều dừng lại, nhường chỗ cho sự bình yên đến lạ lùng, đủ lắng đọng để in sâu vào lòng người cái mùi hương của lụa, mùi gỗ của khung cửi và cảm nhận từng sợi tơ như bừng sáng dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ dệt.
Lụa Vạn Phúc hiện diện như một di sản và dường như được dệt nên trong từng nếp gấp của làng. Triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, quan lại trong triều đình.
Đến ngày nay, làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ những nét cổ xưa của một làng quê Việt. Trên hết là lụa với đa dạng sản phẩm như gấm, vóc, vân, the, lĩnh, được dệt họa tiết tỉ mỉ và tinh xảo.
Giờ đây, khi Vạn Phúc chuẩn bị gia nhập mạng lưới làng nghề thủ công thế giới, những nghệ nhân nơi đây lại mang sứ mệnh giữ gìn và lan tỏa di sản trong một tâm thế mới.
Lụa Vạn Phúc, từ đôi tay khéo léo của những người thợ lành nghề, nay bước vào hành trình mới vươn ra thế giới. Những tấm lụa giữ nét mềm mại trong từng sợi tơ, vẻ thanh tao trong từng hoa văn, sẵn sàng để thế giới chiêm ngưỡng và trân trọng.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
0