Làng lá dong vào vụ Tết
Những ngày cuối tháng Chạp tại làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, gia đình nào cũng bận rộn, hối hả với công việc thu hoạch lá dong để chuẩn bị cho bà con gói bánh chưng Tết.
Bà Trịnh Thị Nụ (Tràng Cát, Thanh Oai) chia sẻ: "Ở quê tôi, những ngày này, chị em đi cắt lá hộ nhau rất vui vẻ, nhộn nhịp. Bây giờ chúng tôi vẫn duy trì giống lá dong từ thời các cụ để phục vụ bà con trong làng, ngoài nước. Mọi người đến quê tôi đều hỏi mua lá Tràng Cát, vì gói bánh vừa ngon, vừa ngọt, vừa ngon."
Theo bà Trịnh Thị Yến (Tràng Cát, Thanh Oai), mọi người sẽ cắt lá ở vườn, sau đó tụ tập tại nhà và đi bán dần. Ở làng Tràng Cát, khi thu hoạch lá dong thì đa phần đàn ông là người sắp xếp và phân loại lá, còn phụ nữ nhanh và khéo tay hơn sẽ vào vườn cắt lá. Mỗi người một công đoạn, cứ hết vườn này lại chuyển sang vườn khác.
Dù công việc vẫn chưa xong, nhưng mọi người vẫn tranh thủ nghỉ ngơi, hàn huyên tán gẫu những câu chuyện thôn quê mộc mạc. Đôi ba múi bưởi nhà trồng, thêm chén trà nóng cũng làm cho không khí lao động ngày cận Tết thêm phần khí thế hơn. Những câu chuyện chỉ về lá dong nhưng lại là thứ làm nên niềm tự hào của làng Tràng Cát.
Đóng gói xong xuôi, những mớ lá dong được chở về nhà để tiếp tục phân loại và chờ khách đến mua. Vườn dong nhà chị Đinh Thị Ngọc những ngày giáp Tết cũng vô cùng nhộn nhịp, người sắm lá, người cắt lá. Lũ trẻ chạy quanh vừa vui chơi, vừa xem ông bà làm việc.
"Loại lá đẹp nhất sẽ được vận chuyển đi nước ngoài, lá loại vừa sẽ được dùng để gói bánh khuôn. Loại bé hơn sẽ được dùng để gói giò hoặc gói xôi", bà Đoàn Thị Hương (Tràng Cát, Thanh Oai) cho hay. Bà Hương nói, không khí những ngày này rất nhộn nhịp, dù làm việc vất vả nhưng bà vẫn thấy vui.
Những người trung tuổi như bà Hương thì cắt lá, còn những người trẻ như chị Ngọc chọn cho mình công việc vận chuyển lá, mỗi người một công việc phù hợp với sức của mình. Công việc bận rộn, hối hả nhưng tất cả đã tạo nên một hương vị tết riêng có của người Tràng Cát.


Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.
Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.
Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
0