Lan tỏa tình yêu sách và văn hóa đọc

Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam 21/4 là sự kiện văn hóa ý nghĩa với những người yêu sách và cộng đồng xã hội. Các hoạt động hưởng ứng ngày này đã góp phần khơi dậy văn hoá đọc, tiếp cận tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc nhiều năm qua đã trở thành một sân chơi bổ ích nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với học sinh mọi lứa tuổi, thông qua cuộc thi đã khẳng định vai trò, những giá trị tốt đẹp của văn hoá đọc trong việc tiếp cận với thông tin và tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Dịp này, nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách đang diễn ra sôi nổi. 500 tựa sách, tài liệu nội dung phong phú, đa dạng được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa và Thư viện Hà Nội nhân ngày Sách Việt Nam đã thu hút đông đảo bạn đọc mọi lứa tuổi. Phố sách Hà Nội sau 8 năm hoạt động đã trở thành không gian văn hóa phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô.

Tại Thư viện Quốc gia, một trong những điểm nhấn của ngày sách Việt Nam là hoạt động kể chuyện sách dành cho thiếu nhi.

"Trường chúng con đã chọn cuốn sách để giới thiệu mang tên 'Người mẹ cầm súng', và con thấy hoạt động này rất vui vì con không chỉ được nhập vai người dẫn truyện mà còn được học hỏi thêm về lịch sử dân tộc. Con thấy lịch sử dân tộc mình rất hào hùng", em Nguyễn Linh Nga, Học sinh Trường Tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng chia sẻ.

Nhận thức vai trò của sách, Hà Nội luôn chú trọng đầu tư cho hoạt động thư viện và văn hoá đọc. Ở thành phố, ngoài thư viện cấp thành phố và thư viện cấp quận, huyện, thư viện cấp xã, phường, thư viện trường học; còn có một mạng lưới thư viện tủ sách cơ sở ở các thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư phân bố đều, rộng khắp 30 quận, huyện, thị xã. Công tác xã hội hoá hoạt động thư viện và hoạt động thúc đẩy văn hoá đọc ngày càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân.

Bà Phạm Thị Thành Tâm, giảng viên Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cho rằng: "Chúng ta đều biết sách rất có giá trị với tất cả mọi đối tượng trong xã hội. Chúng ta có thể học, giải trí. Hiện nay, với văn hóa nghe nhìn rất phát triển, chúng ta càng phần phải quan tâm đến việc phát triển tình yêu với sách, đặc biệt là các bạn nhỏ".

Việc miễn phí đọc sách tại hệ thống thư viện công lập thể hiện trách nhiệm của Hà Nội trong thực hiện Luật Thư viện và thúc đẩy văn hoá đọc, góp phần tạo điểm nhấn trong Chương trình 06 nhiệm kỳ qua, đưa Hà Nội trở thành thủ đô tri thức và văn hoá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Một cuốn sách viết về Hồ Chí Minh do hai nhà báo Italia chấp bút đã được chuyển ngữ và ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi “Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc”.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất. Những kỷ vật được lưu giữ tại đây phản ánh giá trị cao đẹp nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào 20h ngày 19/5, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cuộc hành trình nghệ thuật thấm đẫm tình cảm đầy thiêng liêng dâng lên Bác Hồ, dẫn dắt người xem từ những năm tháng “lênh đênh bốn biển” tìm đường cứu nước, những ngày “cháo bẹ rau măng” gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc, cho tới ngày Bác trở về gắn bó với Thủ đô Hà Nội.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” được Đài Hà Nội tổ chức vào tối 19/5, nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác Hồ, là hành trình âm nhạc đầy cảm xúc về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác.