Lan tỏa tình yêu áo dài Việt
Sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, ông bà, bố mẹ có truyền thống mặc áo dài và bản thân bà Chu Bích Thủy, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng được mặc áo dài từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, hình ảnh áo dài đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành tình yêu, niềm đam mê của bà Thủy. Áo dài trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của bà. Không chỉ vậy, bà còn lan tỏa tình yêu đó đến các thành viên trong gia đình.

Bà Thủy chia sẻ, mỗi khi mặc áo dài bà cảm thấy như thân, tâm và áo hòa vào thành một thể nhất như. Bà luôn nhủ phải tự tu dưỡng bản thân để không chỉ có một hình thể đẹp mà còn có một tâm hồn đẹp, thể hiện là người phu nữ Việt Nam với bản sắc riêng nhất trong tà áo dài mà không nơi nào trên thế giới có được.
Các thành viên trong gia đình bà Thủy còn dành thời gian gặp gỡ, khoe nhau những tấm áo mới và chia sẻ với nhau về vẻ đẹp và giá trị của áo dài.
Là thông gia của gia đình bà Thủy, ông Nguyễn Văn Giang cho rằng, áo dài chính là khoảng lặng cân bằng giữa xã hội hiện đại và truyền thống, nó như gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Nhờ đó áo dài luôn tồn tại, phát triển qua các thời kì.

Trong cuộc sống, có những thứ chỉ duy trì ở góc độ bảo tồn, giá trị sử dụng trong xã hôi hiện đại rất ít nhưng áo dài thì luôn luôn có sức sống bền lâu. Người mặc áo dài thể hiện được nét đẹp của phụ nữ truyền thống nhưng vẫn thời trang và quyến rũ. Với phụ nữ sẽ có được duyên thầm khi mặc áo dài, còn đàn ông thì lại toát ra vẻ mạnh mẽ.
Với tình yêu đặc biệt dành cho áo dài, chị Thu Uyên và anh Giang Linh đã quyết định chọn áo dài làm trang phục chụp ảnh cưới vì áo dài là nét đẹp văn hóa đặc biệt của người Việt Nam và cặp đôi muốn tiếp nối nét đẹp, lưu giữ lại những kỉ niệm trong những bức ảnh này để chia sẻ cho thế hệ sau.

Với người Việt, tà áo dài từ xưa đến nay luôn có một vẻ đẹp vĩnh cửu, không bao giờ thay thế được. Bằng tình yêu đặc biệt với áo dài, bà Thủy đã có mặt tại nhiều sự kiện và truyền cảm hứng đến với bạn bè không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, qua đó góp phần lan tỏa tình yêu cũng như tôn vinh áo dài - di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.


Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.
Quận Ba Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh.
0