Lan tỏa giá trị văn hóa của nghề mộc truyền thống

Tháng 12 âm lịch hàng năm, các Hiệp hội ngành nghề Gỗ và Thủ công mỹ nghệ lại cùng nhau hướng về Tổ nghiệp, nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền bối, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ cho các thế hệ sau.

Làng mộc Chàng Sơn, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, là một làng nghề mộc lâu đời, có lịch sử hơn 1.000 năm. Nơi đây nổi tiếng với đồ nội thất cao cấp và các tác phẩm nghệ thuật thủ công, là niềm tự hào của nghề mộc miền Bắc. Bao thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công ở Chàng Sơn luôn trân trọng, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, đồng thời xây dựng kinh tế gia đình và địa phương nhờ nghề này.

Dâng một nén hương thành tâm tạ ơn Tổ nghiệp sau một năm lao động tất bật như một lời ôn cố tri ân, những nghệ nhân, thợ giỏi nghề từ ba miền Bắc, Trung, Nam đã cùng tập trung tại làng nghề Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội), thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Đây là một trong những điểm nhấn của chuỗi hoạt động hướng đến Lễ giỗ Tổ nghề mộc năm 2025, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, để bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với Tổ nghề và các thế hệ tiền nhân đã đặt nền móng cho sự phát triển ngành mộc Việt Nam.

Hành trình thăm và cảm tạ tổ nghề diễn ra tại các điểm đến đặc biệt, mang đậm dấu ấn về tinh hoa văn hóa và bề dày lịch sử nghề mộc ở ba miền đất nước, đó là làng mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam), làng nghề Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), Miếu Mộc Tổ (TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương), làng nghề sơn mài Tăng Bình Hiệp (Bình Dương) và các làng nghề mỹ nghệ khác tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Qua đó kết nối cộng đồng, gắn kết các nghệ nhân, doanh nghiệp trong ngành, truyền cảm hứng và tạo động lực cho thế hệ trẻ trong ngành tiếp tục gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa độc đáo của nghề mộc truyền thống.

Trong di sản văn hóa vô giá của Việt Nam, nhiều nghề truyền thống được gìn giữ, phát triển, trong đó có nghề mộc và thủ công mỹ nghệ. Nhờ có nghề mà nhiều làng quê trong cả nước sung túc, nhân dân không phải rời quê hương đi làm ăn xa, sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế. Với những đôi bàn tay khéo léo và trí óc tưởng tượng phong phú, các nghệ nhân, thợ thủ công cùng chia sẻ niềm đam mê tạo nên nét đẹp từ những khúc gỗ, để nghề mộc cũng như nghệ thuật thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/4 (tức từ mùng 3 đến hết mùng 7/3 âm lịch) với những nghi lễ truyền thống, độc đáo, đặc sắc.