Lần đầu tiên Lễ hội hoa Tớ Dày được tổ chức

Vào ngày 24/12 tới, Lễ hội hoa Tớ Dày sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc thắm Tớ Dày - Mù Cang Chải” dự kiến khai mạc vào 19 giờ 30 ngày 24/12 tại sân Tiểu khuôn viên, thị trấn Mù Cang Chải.

Trong khuôn khổ Lễ hội, nhiều hoạt động phụ trợ được tổ chức như điểm cảnh tổ chức Lễ hội hoa Tớ Dày; triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc thắm hoa Tớ Dày;” tổ chức giải đánh quay người Mông huyện Mù Cang Chải, “Hành trình săn mây-Khám phá hoa Tớ Dày - Mù Cang Chải;” các tour du lịch trải nghiệm ngắm hoa Tớ Dày…

Chương trình nghệ thuật sẽ có các tiết mục nghệ thuật, thực cảnh giới thiệu tổng quan về huyện vùng cao Mù Cang Chải, những tiềm năng du lịch, định hướng phát triển; quảng bá, giới thiệu giá trị to lớn ruộng bậc thang, những phong tục tập quán, kết tinh văn hóa lễ hội, nét đẹp độc đáo của hoa Tớ Dày, các lễ hội độc đáo, ẩm thực trong dịp Tết...

Chợ xuân Mù Cang Chải diễn ra từ ngày 24/12/2022 đến ngày 2/1/2023 với nhiều hoạt động như: trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản, văn hóa, ẩm thực các dân tộc trên địa bàn huyện; các gian hàng phục vụ Tết, Xuân, trưng bày các sản phẩm đa dạng, phong phú, hấp dẫn, đảm bảo hàng hóa phục vụ du khách trong suốt thời gian lễ hội.

Các hoạt động chào Xuân 2023 tại huyện Mù Cang Chải sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn như: Chương trình nghệ thuật chủ đề “Sắc xuân Mù Cang Chải” với màn diễu diễn đường phố chủ đề “Người Mông xuống phố vui Xuân”, Lễ hội giã bánh giầy năm 2023; tổ chức các trò chơi dân gian như đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, ném còn, ném pao, hát giao duyên, múa khèn... trong thời gian diễn ra lễ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.

Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.