Lần đầu Nghị quyết về trí tuệ nhân tạo được thông qua
Nghị quyết không mang tính ràng buộc, do Mỹ đề xuất, đã được 122 quốc gia khác đồng thuận. Trước đó, các nước đã mất ba tháng để đàm phán cũng như vận động ủng hộ việc tăng cường các chính sách về quyền riêng tư. Nghị quyết cho rằng "việc thiết kế, phát triển, triển khai và sử dụng hệ thống AI không đúng hoặc có ác ý, gây ra những rủi ro có thể ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ, thúc đẩy, hưởng thụ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản". Do đó, nghị quyết kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các bên liên quan "kiềm chế hoặc ngừng sử dụng các hệ thống AI không tuân theo luật nhân quyền quốc tế hoặc gây ra rủi ro không đáng có cho việc thụ hưởng nhân quyền".

Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cho biết: "Công nghệ này có thể mang đến cho con người sự tiện lợi, nhưng cùng với đó là nhiều vấn đề hơn. Do đó, để đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng những lợi ích này và giảm rủi ro cho cộng đồng trên toàn cầu, chúng ta phải tiếp cận công nghệ này với tư cách là một cộng đồng toàn cầu, không để ai bị bỏ lại phía sau".
Nghị quyết cũng kêu gọi tất cả quốc gia, khu vực tư nhân, các tổ chức nghiên cứu và giới truyền thông phát triển và hỗ trợ các phương pháp tiếp cận AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
Tháng 11 năm ngoái, Mỹ, Anh cùng hơn 10 quốc gia khác đã công bố thỏa thuận quốc tế chi tiết đầu tiên về cách giữ trí tuệ nhân tạo an toàn trước những kẻ lừa đảo, nhằm thúc đẩy các công ty tạo ra các hệ thống AI mang tính "an toàn theo thiết kế".
Đây là sáng kiến mới nhất trong một loạt sáng kiến nhằm định hướng sự phát triển của AI, trong bối cảnh sự lo ngại đang gia tăng khi công nghệ này có thể được sử dụng để phá vỡ các chính sách an ninh mạng và quyền riêng tư, cũng như gây mất việc làm nghiêm trọng, cùng nhiều tác hại khác.


Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
0