Lạm phát của Mỹ trầm trọng hơn do thâm hụt tài chính

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố một báo cáo cho biết thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Financial Times gần đây đưa tin rằng báo cáo giám sát tài chính mới nhất của IMF, công bố ngày 17/4, cho thấy thâm hụt tài chính của Mỹ dự kiến sẽ đạt 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, trong khi mức trung bình của các nền kinh tế phát triển khác là khoảng 2% GDP.

IMF công bố thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ đang làm trầm trọng thêm lạm phát và gây ra rủi ro đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

Tờ Financial Times dẫn báo cáo của IMF cho rằng, chi tiêu quy mô lớn của Mỹ có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu và gây rủi ro cho các nền kinh tế khác. Vì vậy, Mỹ cần khẩn trương giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa chi và thu.

Dữ liệu của IMF cho thấy năm ngoái, thâm hụt tài chính của các nền kinh tế phát triển như khu vực đồng euro đã được kiểm soát, tuy nhiên Mỹ lại sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022.

Mỹ sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022

Do chi phí đi vay của Mỹ gắn chặt với thị trường toàn cầu, IMF lưu ý rằng lãi suất của Mỹ tăng đột ngột và mạnh sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu tăng đột biến, cùng với sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.

Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.

Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.