Làm mới nghệ thuật tuồng để thu hút khán giả trẻ

Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.

Vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” được cố NSND Doãn Hoàng Giang viết dựa theo truyện “Người con gái Nam Xương” trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ những năm 1980, vở diễn đã làm mưa làm gió trên nhiều sân khấu cả nước. Và nay, được Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng, đổi mới trong kịch bản và dàn dựng.

NSƯT Lộc Huyền - Trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm, Nhà hát Tuồng Việt Nam, cho biết: “Câu chuyện này ca ngợi về người phụ nữ chung thủy, son sắt và khi mà ra trận cũng rất sẵn sàng mang hết khả năng của mình”.

Nằm trong khuôn khổ của chương trình Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024, vở diễn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua buổi diễn, các bạn trẻ không chỉ được đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy màu sắc mà còn hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

Bạn Nguyễn Linh Trang, sinh viên, chia sẻ: “Mình rất thích cách nghệ thuật tuồng truyền tải nội dung cũng như biểu diễn trên sân khấu. Mình cảm thấy buổi biểu diễn hôm nay rất hoành tráng, truyền tải nội dung hay”.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều yếu tố khách quan không chỉ ảnh hưởng đến thị hiếu của khán giả mà còn tác động sâu sắc đến sân khấu tuồng. Sự xuất hiện đa dạng của các chương trình giải trí và nghệ thuật hiện đại đã khiến giới trẻ dần xa rời nghệ thuật truyền thống.

Trong những năm qua, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đưa nghệ thuật tuồng đến với khán giả trẻ qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, các dự án, liveshow, chương trình biểu diễn phù hợp, từ đó đưa nghệ thuật tuồng đến gần hơn với khán giả trẻ.

Biểu diễn theo lối cách điệu, ước lệ, cùng các quy định, lề lối chặt chẽ trong cách diễn, phục trang, đạo cụ… tuồng là bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo song cũng là loại hình rất kén người xem.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.