Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng, cận kề mức 10%/năm

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tăng lãi suất tiết kiệm cho các khoản tiền gửi nhỏ. Nếu như trước đây, khách hàng gửi tiền dưới 300 triệu đồng chỉ được áp dụng lãi suất từ 5,6-5,8%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và từ 5,7-5,9%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, thì nay lãi suất huy động cho kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng đồng loạt chỉnh lên mức tối đa là 6%/năm, không phân biệt số tiền gửi.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, khách hàng gửi dưới 10 tỷ đồng sẽ được áp dụng lãi suất từ 8,3-8,4%/năm trong khi trước đây, điều kiện hưởng lãi suất trên là gửi từ 50 tỷ đồng.
Tương tự, VPBank cũng tăng thêm từ 0,2-0,4%/năm cho các khoản tiền gửi nhỏ dưới 10 tỷ đồng tại các kỳ hạn 12, 24 và 36 tháng. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại VPBank hiện là 9%/năm, áp dụng cho khách hàng ưu tiên gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 18 tháng và không phân biệt số tiền gửi. Còn với khách hàng thông thường, lãi suất cao nhất là 8,9%/năm.
Trong khi đó, một ngân hàng lớn cũng vừa nâng lãi suất huy động cao nhất lên 8,2%/năm. Đây là mức lãi suất Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) áp dụng cho các khoản tiền gửi online từ 12 đến dưới 36 tháng. Với mức tăng cao hơn 0,8%/năm so với lãi suất gửi tại quầy, VietinBank đang trở thành ngân hàng áp dụng lãi suất cao nhất trong nhóm các ngân hàng có vốn Nhà nước.
Lãi suất tiền gửi online các kỳ hạn khác tại VietinBank cũng tăng mạnh: kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng được hưởng lãi suất 7,8%/năm, tăng 1,6%/năm so với cuối tháng trước; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến 5 tháng nâng lên mức kịch trần 6%/năm.
Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), vốn có mức lãi suất niêm yết cao nhất hệ thống, đã tiếp tục tăng mạnh lãi suất tất cả các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, tiệm cận mốc 10%/năm.
Lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng này từ mức 9,3%/năm đã lên thành 9,75%/năm dành cho các kỳ hạn 13, 15, 18, 24 và 36 tháng. Lãi suất kỳ hạn từ 7 đến 12 tháng dao động từ 9,4-9,65%/năm. Kỳ hạn 6 tháng lãi suất hiện là 9,35%/năm.
Nhiều ngân hàng khác điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi trong tháng này có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank), Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)...
Trong đó, Bac A Bank tăng lãi suất thêm từ 0,15-0,25%/năm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, nâng lãi suất kỳ hạn 6-12 tháng lên thành 7,9-8,2%/năm; kỳ hạn 18-36 tháng thành 8,45%/năm. Lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng đều ở mức kịch trần quy định.
Còn tại BaoVietBank, mức điều chỉnh lãi suất dao động từ 0,1-0,75%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh lên 5,65%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 7,6%/năm. Lãi suất tiết kiệm cao nhất được BaoVietBank áp dụng là 8,2%/năm dành cho kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tại SHB, khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 36 tháng sẽ được áp dụng lãi suất cao nhất là 9%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,7%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 8,4%/năm...


VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vừa xác lập kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trở thành doanh nghiệp niêm yết đầu tiên có hơn 8 tỷ cổ phiếu lưu hành.
Đại hội cổ đông thường niên 2025, Tổng giám đốc Gelex cho biết tập đoàn này sẽ không điều hành Eximbank nhưng sẵn sàng tham gia HĐQT "nếu ngân hàng cần".
Nhiều ngân hàng dự kiến chia cổ tức ở mức cao trong năm 2025, dựa trên kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024.
Xu hướng bán ròng liên tục từ khối ngoại đang làm dấy lên lo ngại trong giới đầu tư về khả năng “vỡ bong bóng” của nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông.
Nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã đồng loạt giảm lãi suất huy động, có ngân hàng thực hiện 7 lần cắt giảm lãi suất với mức giảm cao nhất lên tới 1,05%, theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước.
0