Lãi suất tăng cao, người mua nhà nên làm gì?
Chị Nguyễn Thị Hương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội không khỏi lo lắng khi mặt bằng lãi suất ngân hàng liên tục nhích tăng.
Chị cho biết, khoản vay của nhà chị vừa kết thúc 1 năm hưởng lãi suất ưu đãi 6%/năm, ngân hàng thông báo áp dụng lãi suất thả nổi ở mức gần 10%/năm.
“Như vậy, mỗi tháng tôi sẽ phải trả lãi ngân hàng khoảng 10 triệu đồng thay vì 6,5 triệu đồng như trước. Các khoản chi tiêu khác trong gia đình cũng phải cân đối lại”, chị Hương nói.
Cũng theo chị, tới đây, lãi suất có thể tiếp tục sẽ tăng. Cứ đà này chị Hương sợ lãi suất vay mua nhà sẽ còn tăng tiếp, gánh nặng trả nợ hằng tháng với chị đang ngày một lớn.

Anh Trần Nhật Minh (Đống Đa, Hà Nội) cũng chia sẻ, 2 năm trước, anh vay trả góp ngân hàng 800 triệu đồng để mua căn hộ hơn 50m2. Năm đầu, anh được hỗ trợ mức lãi suất ưu đãi 6,8%/năm. Các năm sau, lãi suất thả nổi theo thị trường, dự kiến trong khoảng 8,5-9 %/năm.
Đầu tháng 10 vừa qua, anh vừa nhận được thông báo từ tháng 11 mức lãi suất áp dụng cho khoản vay của anh sẽ tăng lên gần 12%/năm. Thông tin này khiến anh đứng ngồi không yên. “Nếu lãi suất tiếp tục tăng thì những người mua nhà như chúng tôi thực sự lo lắng”, anh Minh nói.
Đưa ra lời khuyên cho khách hàng trong thời điểm lãi suất tăng cao, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh này, nếu đã đi vay, người mua sẽ chịu tác động tăng lãi suất theo hướng thả nổi. Vậy nên cần tính toán cân đối chi tiêu, xem xét khả năng thanh toán của bản thân, phải tính đến khả năng nếu không trả được nợ có thể bị bán giải chấp tài sản. Phải ưu tiên nghĩa vụ trả nợ lên hàng đầu và tính chuyện thanh khoản bớt các khoản đầu tư kém để tái cấu trúc dòng tiền tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao để tránh rủi ro.
Với người có ý định mua nhà trả góp, cần phải tính toán lãi suất về lâu dài, không để vượt quá năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, việc lãi suất cho vay tăng có thể sẽ tác động đến chi phí phát triển và khiến giá nhà tăng theo trong thời gian tới.
Còn TS Đinh Thế Hiển khuyến cáo người có nhu cầu mua nhà thật sự cần chuẩn bị tài chính và chấp nhận lãi suất tăng thêm 1-2 điểm %/năm để không thấy áp lực lớn. Bởi lẽ, vay mua nhà thường thời hạn dài 10-20 năm nên lãi suất tăng ở thời điểm này nhưng sẽ ổn định trong 1-2 năm tới. Riêng với những người thật sự chưa bức xúc về nhà ở và chưa nhất thiết phải vay bây giờ thì không nên vội để tránh việc trả lãi suất cao.
Các chuyên gia đều cho rằng, người vay mua nhà chỉ nên dành tối đa 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở để đảm bảo chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Việc trả lãi gốc hàng tháng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.


Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m² sàn sử dụng/tháng.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
0