Lãi suất ngân hàng tăng, người vay mua BĐS nên làm gì?
Nhiều chuyên gia nhận định, việc tăng lãi suất huy động của các Ngân hàng vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, lãi suất vay mua bất động sản vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Hiện nhiều ngân hàng đang áp dụng cho cá nhân vay mua nhà/đất ở mức từ 5-6%/năm (trong 6-36 tháng đầu tiên). Sau thời gian này, với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất sẽ thả nổi ở khoảng 9-10%/năm, trong khi một số ngân hàng tư nhân đặt trên 12%/năm - đây là mức khá cao.

Chuyên gia kinh tế khuyến nghị, nếu ở Hà Nội, người vay mua nhà cần phải có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng.
Lấy ví dụ cụ thể: Đặt mua một bất động sản giá khoảng trên dưới 2 tỉ đồng; bạn vay thương mại từ 50 - 70% giá trị bất động sản (tương đương khoảng 1,4 - 1,5 tỉ đồng) nghĩa là phải trả ngân hàng khoảng 17 triệu/tháng. 13 triệu đồng còn lại dành cho nhu cầu cuộc sống. Ngoài ra, khi nguồn cung nhà ở xã hội dự kiến sẽ được cải thiện vào thời gian tới, người mua cũng cần có đủ điều kiện tài chính nếu đăng ký gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cho biết: "Với số tiền vay 1 tỷ đồng trải dài suốt 20 năm, mức lãi suất 8,2 %/năm, người vay cần thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Trong đó 10 triệu (bao gồm lãi và gốc tiền vay). 10 triệu còn lại duy trì sinh hoạt/tháng. Như vậy đây cũng là mức thu khó khăn với người nghèo."
Khi nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn khó khăn, cầu tín dụng yếu với lực hấp thụ vốn còn thấp. Do vậy, dù lãi suất huy động tăng nhưng hầu hết chuyên gia đều cho rằng, lãi suất cho vay vẫn được giữ tới hết năm 2024.
Đặc biệt với thị trường nhà/đất, suốt thời gian qua giá đã bị đẩy lên quá cao trong khi giá trị khai thác thấp nên vay Ngân hàng, mua bất động sản đối với nhà đầu tư hiện chưa diễn ra. Như vậy, để kích cầu thị trường và đẩy mạnh việc tiếp cận vốn, ngân hàng vẫn giữ mức cho vay cố định.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu dùng giải pháp vay - mua nhà và thế chấp Ngân hàng bằng chính ngôi nhà đó, thì người mua phải thật cân nhắc khả năng chi trả và nguồn thu hàng tháng của mình.
Bên cạnh đó, cần cẩn trọng với các chiêu trò của bộ phận môi giới và đầu cơ khi “tạo sóng” hay “tạo sốt” ảo với loại hình chung cư và đất nền đang diễn ra. Bởi sau cùng, nếu dùng đòn bẩy tài chính khi chưa biết rõ sản phẩm, ngoài việc gián tiếp làm rối loạn thị trường, người mua đã bị rơi vào “bẫy” đầu cơ và chịu thiệt thòi lớn.


Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.
Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
0