Lá phiếu thể hiện trách nhiệm và niềm tin
Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của các đại biểu Quốc hội. Lá phiếu của đại biểu phải thực sự đại diện cho ý chí của cử tri, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thực tế, qua 4 lần lấy phiếu, đại biểu Quốc hội đã thực hiện đúng chức năng và trách nhiệm cao.
Tiếp nối những kết quả quan trọng về tổ chức và hoạt động các nhiệm kỳ trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay ở những ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ sáu cho thấy, Quốc hội khóa XV đã thực hiện quyền giám sát tối cao của mình với sự ủy quyền của nhân dân. Từ đó, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược
Kể từ năm 2013 lần đầu tiên Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu. Kì họp này là lần thứ 4 Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Lá phiếu tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, niềm tin của cử tri đối với 44 chức danh giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, mà qua việc này góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các bộ và ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. Điều quan trọng hơn, lấy phiếu tín nhiệm còn là sự ghi nhận đối với những cán bộ có số phiếu tín nhiệm cao; đồng thời nhắc nhở các cán bộ có nhiều số phiếu tín nhiệm thấp phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là trong chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình phụ trách nhằm xứng đáng với niềm tin của cử tri cả nước.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã cho thấy các đại biểu Quốc hội đã hết sức trách nhiệm khi đánh giá, nhận định đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, có sự chia sẻ với các cán bộ phụ trách các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các bộ trưởng, thành viên Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thông số để mỗi cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm lần này có thêm cơ sở hoạch định chiến lược, lên kế hoạch hoàn thành tốt hơn nữa công việc của mình và cũng hình dung hơn kỳ vọng của đại biểu và cử tri để nỗ lực trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Đó không phải là đánh giá “đóng đinh”, mà vẫn nhìn về phía trước, tháo gỡ để thúc đẩy từng ngành, từng lĩnh vực đi lên.
Tuần tới, Quốc hội tiếp tục làm việc tập trung tại hội trường, trọng tâm là đánh giá, thảo luận và cho ý kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024; các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề về nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66, Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới cùng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 66.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị vào sáng nay (18/5). Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định cam kết thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu đã đề ra; đồng thời kêu gọi thắp lên ngọn lửa "Đổi mới - Khát vọng - Hành động", vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải kế thừa, làm sâu sắc, toàn diện hơn các Nghị quyết, kết luận, chiến lược liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 45 vào chiều ngày 17/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Nghị quyết số 68-NQ/TW xác định phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu này, cần có những cải cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách; trong đó trọng tâm là tháo gỡ rào cản pháp lý, bảo vệ quyền tài sản, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
0