Kỳ vọng xuất khẩu năm 2024 nhiều điểm sáng

Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam những ngày này khá nhộn nhịp với nhiều đơn hàng phục vụ nhu cầu đón năm mới của các thị trường nhập khẩu trên thế giới. Tín hiệu tích cực cho thấy kim ngạch xuất khẩu của năm 2024 sẽ có nhiều điểm sáng và thuận lợi hơn.

Nhìn lại bức tranh xuất nhập khẩu của năm 2023 vừa qua có thể thấy rõ những tín hiệu phục hồi. Theo Cục xuất nhập khẩu, hết quý 1/2023, xuất khẩu của nước ta ghi nhận giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ cuối quý 2/2023, ghi nhận xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước. Đến cuối quý 3/2023, mức giảm xuất khẩu thu hẹp còn 8,5% so với cùng kỳ. Hết năm 2023, xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD, mức giảm thu hẹp còn 4,4% so với năm 2022.

 Sầu riêng là loại quả có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến

Xuất khẩu nông sản trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, khi giá trị kim ngạch năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD. Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây.

Thặng dư thương mại toàn ngành năm 2023 đạt hơn 11 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước. Gạo và rau quả là 2 mặt hàng có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục ghi nhận nhiều kỷ lục mới.

Giá gạo Việt Nam tăng cao nhất trong 15 năm qua, xuất khẩu được hơn 8,2 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,8 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá gạo Việt Nam tăng cao nhất trong 15 năm qua

Mới đây, gạo ST24 và ST25 - gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Với mặt hàng rau quả, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt tới 5,6 tỷ USD, mức kỷ lục của ngành hàng này từ trước tới nay. Sầu riêng là loại quả có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, dẫn đầu trong nhóm rau quả, chiếm tỷ trọng 51%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...