Ký ức thời chiến qua trang viết Phạm Việt Tiến
Tác giả dành nhiều trang viết về những thân phận phụ nữ đã cống hiến gần hết tuổi thanh xuân cho những cung đường ra mặt trận.
Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến - tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” khắc họa cuộc đời của Hà từ khi là cô thanh niên xung phong 18 tuổi xinh đẹp ở chiến trường làm nhiệm vụ giữ gìn con đường huyết mạch vào miền Nam, có tình yêu đẹp và lãng mạn, đến khi hòa bình, tham gia làm việc ở nông trường và trải qua nhiều biến cố.
Đây tiếp tục là cuốn sách viết về quá khứ và những ký ức của nhà văn Phạm Việt Tiến. Nhưng tiểu thuyết này là những ký ức, câu chuyện về chiến tranh. Ông là người đã từng qua quân ngũ rồi làm báo. Trải nghiệm thực tế của ông đã làm nên những trang văn đầy ắp chi tiết của đời sống ở nhiều khía cạnh khác nhau.
“Mưa ở lưng chừng đồi” là tác phẩm thứ ba của nhà văn Phạm Việt Tiến. Lướt đọc từng trang sách, sự quả cảm của những nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ gìn giữ con đường huyết mạch vào miền Nam ruột thịt như Hà khiến bạn đọc không khỏi ngẫm ngợi và cảm phục. Dù có đau thương, mất mát, nhưng họ vẫn luôn trung thành với lý tưởng của mình, mãi là những đóa hoa bất tử trong lòng nhân dân và Tổ quốc.


Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
0