Ký ức 'Bê ta cam'

Những năm 1995 - 1996 là dấu mốc cho thời kỳ phát triển đáng nhớ nhất của Đài Hà Nội. Khi đó Đài mới được chuyển từ phố Hàng Dầu về trụ sở mới tại số 3-5 Huỳnh Thúc Kháng. Điều chúng tôi nhớ nhất là công nghệ quay, dựng có bước thay đổi từ băng VHS chuyển sang băng Betacam.

Lứa sinh viên 7X chúng tôi vừa ra trường được vào Đài Hà Nội làm việc khi đó rất may mắn vì được tiếp cận ngay với công nghệ mới.

Betacam mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sắc nét, máy quay “hoành tráng”. Phóng viên trẻ như chúng tôi khi đi tác nghiệp cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được đứng cùng chiếc máy quay đắt tiền.

Phóng viên Phan Hường với những chiếc băng betacam. Ảnh chụp năm 2015, thời điểm trước khi Đài chuyển sang máy quay dùng đĩa, sau đó là dùng thẻ nhớ.

Với Betacam, lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là “sống và làm việc theo timecode” như lời của một kỹ thuật viên dựng kỳ cựu.

Mỗi khi đi dựng, trong túi băng bao giờ cũng kèm quyển sổ xem timecode. Với chúng tôi khi đó băng betacam là một tài sản. Hồi đấy, tôi vẫn nhớ một chỉ vàng thời đó giá khoảng 500.000 đồng nhưng một cuộn băng betacam 30 phút để đi quay đã có giá 300.000 - 350.000 đồng nên ai có càng nhiều băng đồng nghĩa với việc “tài sản” càng lớn. Các cô chú lớn tuổi trong ban trước khi nghỉ hưu thường sẽ để lại món “tài sản” quý này cho đồng nghiệp. Và thế là tủ băng của mỗi người cứ ngày một đầy thêm.

Nhưng thời gian cũng làm mọi thứ thay đổi, betacam “lừng lẫy” một thời đã được thay thế bằng công nghệ số, dùng đĩa rồi đến thẻ quay. Tài sản lớn thời đó rồi cũng chuyển về kho lưu trữ của Đài.

Nhưng những chiếc băng “Bê” dấu ấn một giai đoạn phát triển rực rỡ của Đài, của công nghệ truyền hình cùng thời thanh xuân sôi nổi, nhiệt huyết và đầy đam mê của lứa phóng viên 7X chúng tôi thì vẫn mãi vẹn nguyên trong ký ức.

Phan Hường

Phóng viên Ban Biên tập Kinh tế

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Thạch đen sương sáo đã trở thành món quà vặt dân dã gắn liền với ký ức của người Hà Nội. Được làm từ lá sương sáo - một loại thảo mộc lành tính, món ăn này mang vị thanh mát, mềm mịn, giúp giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Chả cá Hà Nội – món ăn thơm lừng trên chảo nóng kích thích mọi giác quan. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là minh chứng cho sự tinh tế, cầu kỳ của người đầu bếp.