Kỳ tích giải cứu thêm người mắc kẹt ở Myanmar
Người đàn ông này được lực lượng cứu hộ chung của Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ giải cứu vào khoảng 12h30 (giờ địa phương) ngày 2/4. Đây được coi là một kỳ tích, bởi thông thường, cơ hội sống sót của các nạn nhân mắc kẹt giảm đáng kể sau "thời gian vàng" 72 giờ đầu tiên.
Trước đó một ngày, lực lượng cứu hộ Myanmar cũng đã giải cứu thành công một người phụ nữ 63 tuổi khỏi đống đổ nát sau 91 giờ bị mắc kẹt.

Trận động đất kinh hoàng đã khiến hơn 2.700 người thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương và mất tích. Công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục, dù hy vọng tìm thấy thêm người sống sót ngày càng mong manh do nhiều khu vực bị cô lập, mất điện, viễn thông và giao thông bị gián đoạn.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẵn sàng cung cấp khoảng 6 triệu USD viện trợ không hoàn lại khẩn cấp cho các nạn nhân trong trận động đất tàn khốc tại Myanmar.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo khoản viện trợ sẽ được cung cấp thông qua các tổ chức quốc tế, xét đến "nhu cầu nhân đạo lớn" dự kiến tại Myanmar. Trước đó, Nhật Bản cũng đã cử một đội ngũ y tế tới Myanmar và quyết định cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp như vật dụng vệ sinh, nước và máy lọc nước cho người dân bị ảnh hưởng thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với sự hậu thuẫn của chính phủ và Liên hợp quốc.
Theo TTXVN


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0