Kỷ nguyên ATACMS sắp kết thúc?
Các tên lửa này được thiết kế để tương thích với hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), một hệ thống pháo phản lực gắn trên xe tải và hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS), được thiết kế để tăng cường khả năng tấn công chính xác tầm xa của quân đội Mỹ, đồng thời cung cấp cho các đồng minh một công cụ mạnh mẽ để răn đe và phòng thủ.
PrSM với tầm bắn hơn 499 km, có kết cấu hệ thống mở cho phép nâng cấp từng bước, bao gồm các biến thể tầm xa hơn và nhiều loại đầu đạn nổ khác nhau.
Được xây dựng theo dạng hợp đồng giao hàng không xác định, số lượng không xác định, thỏa thuận này mang lại cho quân đội Mỹ sự linh hoạt trong việc đặt hàng khi nhu cầu trên chiến trường thay đổi.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh an ninh toàn cầu đang thay đổi và vũ khí chính xác tầm xa đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến tranh hiện đại.

Việc đưa PrSM vào sử dụng sẽ có những tác động sâu rộng đối với lực lượng Mỹ và đồng minh. Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra, PrSM có thể giúp Kiev gia tăng sức mạnh. Với tầm bắn 499 km, PrSM có thể đe doạ các căn cứ quan trọng của Nga ở Crimea và miền Tây nước Nga, buộc Moscow phải phân tán lực lượng xa hơn và tăng cường nguồn lực vào các hệ thống phòng không. Tải trọng tăng gấp đôi sẽ cho phép các đơn vị HIMARS của Ukraine tung ra nhiều loạt đạn hơn, áp đảo các biện pháp đối phó của Nga và tăng khả năng thành công của nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bất chấp những lời hứa hẹn, PrSM vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thể hiện trong hợp đồng trị giá 4,94 tỷ USD sẽ thử thách chuỗi cung ứng của Lockheed Martin, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu hụt các thành phần quan trọng như chất bán dẫn trên toàn cầu.
Quá trình chuyển đổi từ ATACMS sang PrSM cũng đòi hỏi việc đào tạo và điều chỉnh hậu cần cho lực lượng Mỹ và đồng minh và có thể mất nhiều năm. Hơn nữa, chi phí cho mỗi tên lửa ước tính lên tới 3,5 triệu USD, có thể hạn chế số lượng mua sắm, đặc biệt là đối với các đồng minh nhỏ hơn.
Trong khi đó, trên chiến trường, các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh và hệ thống phòng không tiên tiến, có thể thách thức hiệu quả PrSM. Việc chống lại các hệ thống này sẽ đòi hỏi phải đầu tư liên tục vào công nghệ tác chiến điện tử và tìm kiếm giải pháp để đảm bảo tên lửa hoạt động hiệu quả.


Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 11/5 đã lên tiếng đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nhà đấu giá danh tiếng Sotheby’s đã công bố một tuyệt phẩm đá quý mới: viên kim cương xanh lam mang tên Mediterranean Blue, hay còn gọi là Kim cương xanh Địa Trung Hải.
0