Kỷ lục Guiness thế giới xếp nhà bằng lá bài

Một người Mỹ đã phá kỷ lục Guiness với toà nhà lớn nhất thế giới được xếp từ hàng trăm nghìn lá bài. Trước đó, anh từng nắm giữ 4 kỷ lục Guinness thế giới về xếp nhà bằng lá bài.

Kiến trúc sư người Mỹ Bryan Berg đã thử thách kỹ năng của mình đến mức tối đa để giành được một kỷ lục đáng kinh ngạc.

Chỉ sử dụng những lá bài không có keo, băng dính và không dùng thủ thuật, trong 8 tiếng, Bryan đã hoàn thành ngôi nhà cao 54 tầng, đánh bại kỷ lục 50 tầng trước đó của chính mình. Và anh phải leo lên một cái thang để hoàn thành nó.

Berg hiện đang giữ kỷ lục về Ngôi nhà lá bài vào năm 1992, năm 2004, năm 2016 và năm 2018.

Để thử thách thêm tính toàn vẹn về mặt kiến trúc của ngôi nhà thẻ bài của mình, sau khi giành được kỷ lục thế giới, Berg đã đặt chiếc điện thoại nặng 226g lên đỉnh của cấu trúc.

Berg đã thực hiện kỷ lục này vào ngày 6 tháng 8 tại Santa Fe, New Mexico, Mỹ và nỗ lực này đã được phát trực tuyến vào ngày 23 tháng 8.

Tòa nhà được xếp bằng lá bài cao đến mức anh phải dùng thang để hoàn thành nó.

Tốt nghiệp đại học Harvard, Berg cho hay anh rất đam mê kiến trúc và được truyền cảm hứng từ cha mình. Trước đó, kiến trúc sư này cũng từng xếp mô hình Nhà Trắng và lâu đài Cinderella tại công viên Walt Disney World ở Orlando, bang Florida, Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.