Kỷ luật, kỷ cương tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện
Trong những năm qua, Sở GD&ĐT thành phố coi kỷ luật kỷ cương là nhiệm vụ rất quan trọng trong toàn ngành. Giải pháp triển khai có hiệu quả là tăng cường công tác kiểm tra công vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, chủ động xây dựng quy chế, quy trình và phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và các đơn vị; xác định rõ những việc được làm, không được làm cho từng bộ phận, từng đơn vị, cá nhân. Việc tăng cường kỷ luật kỷ cương đã góp phần tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng đánh giá việc tổ chức, theo dõi, giám sát quy trình giải quyết công việc nội bộ, giải quyết thủ tục hành chính chưa rõ nét; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tình trạng đơn thư nặc danh vượt cấp còn nhiều diễn biến phức tạp. Đoàn giám sát đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc; bên cạnh đó cần thúc đẩy hiệu quả hơn việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công Thành phố.


Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội sáng 18/5 đã ra mắt ngành học mới “Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam” cùng chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Gần 18.000 thí sinh trong cả nước đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0