Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam
Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 được tổ chức sáng nay, 20/6.
Theo PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tham vọng lớn nhất tại COP26, chiến lược phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam cam kết giảm 43,5% lượng khí thải vào năm 2030.
Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các quốc gia như Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới.

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam
Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, đây cũng là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện - các diễn giả nhấn mạnh tại Hội thảo.
Ngoài ra, động lực tiêu dùng nội địa còn yếu, cần có thêm chương trình và chính sách kích cầu tiêu dùng cụ thể, cần đi theo hướng hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm, dịch vụ, nhất là để định hướng tiêu dùng theo các xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, bảo vệ môi trường, góp phần thực thiện cam kết Net Zero vào năm 2050.
Đồng thời, cần có thêm các gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa cacbon.
Chính phủ cần sớm công bố danh mục phân loại xanh để các doanh nghiệp đủ điều kiện có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng xanh trong nước và quốc tế.


Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.
Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.
Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?
Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.
0