Kinh tế Việt Nam năm 2025 đối mặt với nhiều rủi ro

Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.

Đối với yếu tố bên ngoài, theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, biến động kinh tế thế giới và các xu thế chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ và các nước lớn có thể giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dù lạm phát 2024 dự kiến dưới 4,5%, áp lực từ giá dầu, hàng hóa thế giới và biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và sức mua. Các xung đột địa chính trị, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ làm phân mảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu. Biến đổi khí hậu và dân số già hóa nhanh chóng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự ổn định tài chính vĩ mô của Việt Nam trong dài hạn.

Về rủi ro trong nước, giải ngân đầu tư công còn chậm, không đồng đều, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn liên quan đến pháp lý, chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững, thiếu lao động, năng suất thấp trong khi yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao.

Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn và thị trường bất động sản phục hồi chậm, giá cao. Đồng thời hướng dẫn các luật mới và xây dựng thể chế cho các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh… còn chậm và cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy có những khó khăn nhất định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.