Kinh tế tuần hoàn là tương lai của doanh nghiệp
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó toàn bộ các hoạt động từ thiết kế, sản xuất đến cung cấp dịch vụ hướng tới tái sử dụng vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.
Tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức chiều ngày 23/10, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn đối với Việt Nam là yêu cầu tất yếu nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng truyền thống. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Tại hội thảo, chuyên gia cao cấp Lê Thị Ngọc Mỹ, đại diện của Heineken cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp này. Thời gian qua Heineken Việt Nam đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào trong chu trình sản xuất của nhà máy, nhờ đó không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn mang lại những tác động tích cực cho môi trường.
Đơn cử, trong năm 2019, Heineken Việt Nam đã cắt giảm hơn 2.000 tấn khí thải CO2 chỉ riêng nhờ việc tối ưu hóa tải trọng, sử dụng xe tải đạt chuẩn Euro IV và tận dụng vận chuyển bằng xe lửa. Hay trong khâu làm lạnh, với việc sử dụng 100% tủ lạnh xanh, Heineken đã giảm được 65% phát thải khí CO2. Heineken Việt Nam cũng gần như không còn chất thải chôn lấp, nhờ tái sử dụng và tái chế tới 99% chất thải hoặc phụ phẩm trong sản xuất….

Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Hội thảo là diễn đàn đa chiều để các nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nhau trao đổi, thảo luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra, hướng tới thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam


Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, do lo ngại căng thẳng thương mại leo thang ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV đã có văn bản yêu cầu Novaland mua lại bắt buộc lô trái phiếu NVLH2124002, sau khi công ty này không thể thanh toán hơn 285 tỷ đồng nợ gốc và lãi đến hạn.
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI, theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024.
Giá vàng trong nước xác lập mức giá kỷ lục mới vào phiên chiều ngày 16/4 với mức 115,5 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC.
Giá vàng trong phiên giao dịch ngày 16/4 trên thị trường châu Á tiếp tục đà tăng mạnh, chạm mức cao kỷ lục gần 3.275 USD một ounce.
0