Kinh tế TP. HCM quý I/2024 có nhiều điểm sáng
Quý I/2024, dù tình hình thế giới vẫn biến động khó lường, xuất nhập khẩu vẫn khó khăn nhưng kinh tế TP. HCM đã phát triển đáng mừng với GRDP bình quân cao hơn cả nước. Doanh nghiệp có đơn hàng mới và mạnh dạn đầu tư, du lịch tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP quý I/2024 của thành phố ước đạt hơn 406 nghìn tỷ đồng, tăng 6,54% so với cùng kỳ. Tất cả các ngành dịch vụ của thành phố đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Tăng cao nhất là ngành vận tải kho bãi với mức tăng 16,24%, kế đến là dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 6,92%.

Theo các chuyên gia kinh tế, con số tăng trưởng 6,54% trong quý đầu tiên năm 2024 của TP. HCM đã vượt qua hết các kịch bản dự báo và đây là con số mà thành phố ao ước ngay từ đầu năm vì lo ngại sẽ lặp lại kịch bản của quý I năm ngoái.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM nhìn nhận sau quý đầu tiên của năm, Thành phố đã đạt được nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng cùng với đó là những khó khăn, thách thức phải đối mặt và giải quyết.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết: "Tất cả các chỉ dấu này cho thấy sức khỏe của nền kinh tế chung của Việt Nam và nền kinh tế chung của Thành phố chúng ta chưa phải là phục hồi mạnh mẽ. Chúng ta đạt được kết quả rất đáng phấn khởi quý I nhưng nhiệm vụ ở quý II và các quý sau còn rất nặng nề cộng với sức khỏe như thế, công với tình hình tác động bên ngoài như thế chúng ta phải tập trung gì cho quý II và cho các quý còn lại. Nhiều chuyên gia đánh giá nếu chúng ta giữ được đà quý I trong các quý còn lại mới có khả năng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024".
Hết quý I/2024, TPHCM giải ngân được 7% vốn đầu tư công. So với số liệu giải ngân của quý I năm 2023 thì giải ngân đã tăng hơn 3.958 tỷ đồng và gấp hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm.
Ông Trần Hoàng Ngân - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Có nhiều chuyên gia đặt ra là liệu rằng thành phố có trở lại như năm 2019 trở về trước hay không vì trước đây chúng ta tăng trường bình quân từ 7,6-8% trong quý I. Tôi nghĩ Thành phố sẽ trở lại nhưng đòi hỏi phải có thời gian, không thể lập tức ngay bây giờ bởi vì đầu tàu chúng ta đã kéo thời gian quá dài, nỗ lực quá nhiều, khai thác hết gần như công suất mà chúng ta đã có trong khi sức khỏe chúng ta cần bồi dưỡng lại ít đi, tỷ lệ điều tiết ngân sách lại giảm đi từ 33% năm 2000 còn lại 18% từ năm 2017 đến nay được 21%. Muốn phục hồi như xưa phải có thời gian đó là độ trễ".
Bước sang quý II/2024, TP. HCM tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2024 với 14 nhóm giải pháp trọng tâm và 74 nhiệm vụ cụ thể. Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn cả năm đạt trên 95%. Thực hiện các dự án trọng điểm, trong đó, đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư trong quý 2 và đặt mục tiêu phấn đấu trong quý II/2024 giải ngân không thấp hơn 30%.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
0