Kinh tế toàn cầu rủi ro trước chính sách thuế của Mỹ

Giới phân tích cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, gia tăng rủi ro lạm phát và gây bất ổn trên thị trường tài chính.

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định sẽ tìm mọi biện pháp để thuyết phục Washington rằng, chính sách tăng thuế sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. Phát biểu trước Quốc hội ngày 28/3, ông Ishiba nhấn mạnh kế hoạch thuế quan của Mỹ sẽ gây "tác động cực kỳ lớn" đối với nền kinh tế nước này.

"Chúng ta phải cân nhắc phản ứng thích hợp đối với thông báo từ phía Mỹ. Tất nhiên, mọi phương án đều có thể được cân nhắc", Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế mới từ Washington, đồng thời quyết định duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0,5% trước sự bất ổn ngày càng tăng trong chính sách thương mại của Mỹ.

Tại Hàn Quốc, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế nước này nhận định xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng có thể gây áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng cao và tỷ giá hối đoái bất ổn. Trên đường phố, người dân Thủ đô Seoul bày tỏ rằng, mức thuế đánh vào ngành công nghiệp ô tô, lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc có thể gây ra nhiều bất ổn.

Anh Kim Sang Soo cho biết: "Hãng ô tô Hyundai vừa đưa ra lời hứa đầu tư lớn vào Mỹ, nhưng nếu Washington tiếp tục các động thái đơn phương như thế này thì sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho ngành sản xuất của Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt nhiều khó khăn".

Trong khi đó, chính phủ Brazil cảnh báo thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị "vũ khí hóa", sau những chính sách thuế gây tranh cãi của Mỹ. Các quan chức Brazil dự đoán hệ thống thương mại toàn cầu sẽ còn gặp nhiều thách thức, trước khi có thể tìm ra giải pháp ổn định. Do đó, Brazil sẽ tiếp tục tìm kiếm các liên minh thương mại mới và thúc đẩy các quy tắc thương mại minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế.

"Ngày Giải phóng" - theo cách gọi của ông Trump - sẽ đến vào ngày 2/4 và có thể mang đến một đợt thuế quan mới. Từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố áp thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Lý do ông Trump đưa ra cũng rất đa dạng, từ kiểm soát biên giới; chống buôn bán ma túy; thuế VAT; thâm hụt thương mại; đến cả thương vụ mua lại nền tảng TikTok. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ổn đối với thị trường tài chính mà còn dẫn tới những rủi ro về đầu tư trong bối cảnh đối với hầu hết các nước. Trả đũa không phải lựa chọn khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.