Kinh tế thế giới năm 2025: Ổn định giữa biến động lớn

Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm quan trọng đối với kinh tế toàn cầu, khi thế giới vừa đối mặt với nhiều thách thức, vừa tận dụng các cơ hội phục hồi mạnh mẽ.

Theo Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt 3,2% trong năm nay, nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, sự phục hồi tích cực của Mỹ, cũng như đà khởi sắc của châu Âu và Trung Quốc.


Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt 2,2% trong năm 2025, giảm so với 2,6% năm 2024 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn. Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) đánh giá nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì ổn định nhờ thị trường lao động vững chắc, năng suất gia tăng và tài chính hộ gia đình mạnh mẽ.

Châu Âu và Trung Quốc cũng được kỳ vọng phục hồi. Tăng trưởng kinh tế châu Âu có thể đạt 1% trong năm 2025, tăng so với 0,7% năm 2024 nhờ chính sách tài khóa linh hoạt. Trung Quốc dự báo đạt mức tăng trưởng 5%, cao hơn mức 4,8% của năm trước, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế. Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ mang lại tác động lan tỏa tích cực, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.

Ông Tamas Hajba, Cố vấn cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, bất kỳ sự phát triển tích cực nào của Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích cho thế giới. Trong năm 2025, Trung Quốc tiếp tục là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP toàn cầu."

Theo QNB, năm 2025, tăng trưởng ASEAN sẽ đạt 4,7-4,8% năm 2025, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, nhưng khu vực này vẫn đối mặt nhiều thách thức, gồm suy thoái, căng thẳng địa chính trị và thuế quan mới từ Mỹ. Dù vậy, theo các chuyên gia, với sự chuyển dịch chuỗi cung ứng và kinh tế số phát triển nhanh, ASEAN tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư chiến lược của thế giới vào năm 2025.

Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN dự kiến đạt khoảng 230-250 tỷ USD năm 2025, trong đó đầu tư vào công nghệ cao dự báo tăng mạnh, đặc biệt là chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất điện tử.

Kinh tế thế giới năm 2025 là sự giao thoa giữa thử thách và cơ hội. Các quốc gia không chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn phải định hướng phát triển bền vững thông qua cải cách cơ cấu và ứng dụng công nghệ mới. Hợp tác quốc tế và đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để vượt qua những thách thức, hướng tới một tương lai kinh tế toàn cầu ổn định và thịnh vượng hơn.

Riêng với Việt Nam, các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững vàng với mức tăng trưởng GDP từ 6,5% trở lên, trở thành một trong những điểm sáng của kinh tế châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Dự báo từ trang Seasia Stats cho thấy, Việt Nam sẽ gia nhập nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á vào năm 2025 với GDP đạt 506 tỷ USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 3/4 tái khẳng định cam kết của chính quyền Washington đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhắc lại mong muốn của Mỹ rằng các đồng minh sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng lên mức 5% GDP.

Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán về thuế quan kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế mới. Đó là tiết lộ của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sau khi gần 6 nghìn tỷ USD đã bị xóa sạch khỏi thị trường chứng khoán Mỹ vào tuần trước, do quan ngại của giới đầu tư về tác động của xung đột thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Triển lãm “Tutankhamun: Triển lãm nhập vai” tại Thủ đô London đã tái hiện sống động cuộc đời vị Pharaoh nổi tiếng, cùng những câu chuyện chưa từng kể về triều đại của Tutankhamun.

Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vòng tiếp xúc mới giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra trong tuần này.

Chính quyền Gaza ngày 6/4 cho biết, quân đội Israel đã phá hủy 90% khu dân cư ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza kể từ tháng 10/2023.

Đã có hơn 50 nước liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ.