Kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Chiều 6/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì điểm cầu Hà Nội.
Báo cáo về tình chuyển đổi số quốc gia năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển chính phủ điện tử ở mức "Rất cao".
Về thể chế, đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới cho nền kinh tế. Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn mở ra con đường, không gian phát triển mới về công nghiệp công nghệ số, với cách tiếp cận độc đáo, thể hiện khát vọng lớn và quyết tâm cao.
Về Chính phủ số, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm, có mũi đột phá; hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.
Về kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số năm 2024 ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp ba lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết một số tồn tại, hạn chế, như tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa cao, tỷ lệ sử dụng chữ ký số còn thấp; dữ liệu còn bị cát cứ, chưa kết nối, chia sẻ và khai thác hiệu quả.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2025 là "Chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế". Năm 2025, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ tập trung chỉ đạo triển khai chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8 - 10% trong năm 2025.
Phát biểu tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã báo cáo nhanh các kết quả tích cực của Thủ đô trong việc thực hiện Đề án 06. Trong đó, Hà Nội tiên phong trong việc thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công với phương châm hoạt động “hành chính thông minh – tận tâm phục vụ”, hướng tới “phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất”.
Hà Nội cũng chủ động đăng ký với Trung ương và tiên phong thí điểm thành công nhiều tiện ích số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo, đặc biệt trong đó là Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.


Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại trở nên sôi động ngay từ những tháng đầu năm 2025. Nguyên nhân chính xuất phát từ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cả năm lên mức 16%, nhằm hỗ trợ dòng chảy vốn cho nền kinh tế.
Tổng thu NSNN tháng 2/2025 do cơ quan Thuế quản lý đạt 192.360 tỷ đồng, tương đương 11,2% dự toán năm và tăng 70,1% so với cùng kỳ năm trước.
Cả nước có 22 tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách từ 20.000 tỷ đồng trở lên; 16 tỉnh thu từ 10.000-20.000 tỷ đồng, 25 tỉnh có mức thu dưới 10.000 tỷ đồng, 13 tỉnh có mức thu ngân sách dưới 5.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong 6 tháng, nhất định phải hoàn thành chậm nhất ngày 31/8.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20.300 tờ khai trong ngày đầu tiên triển khai theo mô hình hải quan mới (15/3).
Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo GDP Việt Nam quý I/2025 có thể tăng 7,1%, tiếp nối đà tăng trưởng liên tục từ năm 2024.
0