Kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs thậm chí đã hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế Mỹ xuống còn 1,2% trong năm 2023, với lo ngại mức độ bất ổn của kinh tế hiện ở mức cao giống như khi đại dịch Covid-19 vừa ập đến.
Sau vụ việc của ngân hàng SVB, các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng các ngân hàng nhỏ sẽ thắt chặt tiêu chuẩn cho vay và hạ tỷ trọng tín dụng để đảm bảo thanh khoản trong mọi trường hợp. Các tiêu chuẩn cho vay cao hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc tăng trưởng GDP sẽ bị hạn chế.
Theo dữ liệu từ Goldman Sachs, các ngân hàng có tổng tài sản dưới 250 tỷ USD hiện chiếm khoảng 50% thị trường cho vay thương mại và công nghiệp tại Mỹ, con số này đối với mảng bất động sản nhà ở là 60%, bất động sản thương mại là 80% và cho vay tiêu dùng khoảng 45%. Đây là những con số rất lớn, do đó các ngân hàng vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, bất kỳ thay đổi nào trong việc cho vay từ nhóm ngân hàng này cũng sẽ tạo thành ảnh hưởng lớn.
Các nhà phân tích dự báo, các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ tiền gửi được bảo đảm thấp sẽ giảm khoảng 40% khoản cho vay mới. Trong khi đó, các ngân hàng vừa và lớn khác sẽ giảm khoảng 15% những khoản này, dẫn đến tổng mức tín dụng trong nền kinh tế từ kênh ngân hàng giảm 2,5%. Theo các chuyên gia, tác động đối với tăng trưởng từ việc thắt chặt hoạt động cho vay sẽ có ý nghĩa tương đương với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 25-50 điểm cơ bản. Các cá nhân và doanh nghiệp tập trung tiết kiệm, trả nợ thay vì chi tiêu và đầu tư, khiến nền kinh tế trì trệ. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng thường dẫn đến một cuộc suy thoái toàn diện. Hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế.
Các chuyên gia nhận định, nếu tiền gửi vẫn ở trong các ngân hàng khu vực, không tháo chạy thì tình trạng hỗn loạn ngân hàng trong những ngày qua có thể trôi qua nhanh và toàn bộ nền kinh tế sẽ tiếp tục lộ trình tăng trưởng. Tuy nhiên, bất chấp sự hỗ trợ của FED, căng thẳng ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng, đang làm tăng nguy cơ dẫn đến những cú “hãm phanh” đối với nền kinh tế. Theo đánh giá của Goldman Sachs, nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay đã tăng lên 35%, tăng so với mức 25% trước khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0