Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Đánh giá của đại diện IMF trong buổi họp báo tại trụ sở Viện đào tạo khu vực của IMF ở Singapore cho biết triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 đã sáng sủa hơn, kỳ vọng nền kinh tế của khu vực sẽ giảm tốc ít hơn so với dự kiến khi áp lực lạm phát tiếp tục giảm.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng khu vực trong năm nay lên 4,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với sáu tháng trước đó. Cũng theo IMF, tăng trưởng trong năm 2024 dù chậm lại, song vẫn tốt hơn dự kiến và châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động, chiếm khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Canada Mark Carney ngày 13/5 đã công bố nội các mới, với mục tiêu tập trung chủ yếu vào kinh tế và giúp xác định mối quan hệ mới giữa Ottawa với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13/5 tuyên bố rằng, ông sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán trực tiếp với Nga về xung đột trong tuần này với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 đã tới Ả rập Xê út, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du ba nước Trung Đông kéo dài bốn ngày.

Cảnh sát thủ đô London của Anh đã bắt giữ một người đàn ông 21 tuổi, bị tình nghi đốt phá nhằm gây nguy hiểm đến tính mạng trong vụ hỏa hoạn tại các khu nhà liên quan đến Thủ tướng nước này, Keir Starmer.

Pakistan cần phải loại bỏ "cơ sở hạ tầng khủng bố" của mình nếu muốn tránh các cuộc không kích.

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.