Kinh nghiệm triển khai công trình trọng điểm của hai thành phố
Tại Hà Nội, thời gian gần đây, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thủ đô đã và đang thực hiện những công trình thế kỷ, kết nối trung tâm với các vùng kinh tế, mở rộng thủ đô theo các hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Có thể kể đến như:
Hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 bằng việc chính thức thông xe Dự án Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh và chào mừng 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là dự án giao thông trọng điểm nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đúng dịp kỉ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Hà Nội khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình. Đây là dự án nhằm phát triển mở rộng Thủ đô, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía tây và kết nối với tuyến đường Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý nhất, siêu dự án đường Vành đai 4 vừa chính thức được khởi công ngày 25/6/2023, với mục tiêu mở rộng không gian phát triển, phân bổ áp lực đô thị cho Hà Nội, góp phần hình thành nên chuỗi đô thị mới rất tiềm năng.

Tương tự, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc triển khai các công trình trọng điểm. Một trong những thành công đáng chú ý là việc xây dựng các công trình giao thông kết nối vùng đô thị, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong thành phố.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM vừa được khởi công hồi giữa tháng 6, dự kiến hoàn thành và thông xe vào năm 2025, đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là dự án mà hàng triệu người dân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mong mỏi sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án Đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên, hay còn gọi là tuyến metro số 1, đã hoàn thành hầu hết các hạng mục, dự kiến sẽ đi vào vận hành vào giữa năm 2024. Dự án có chiều dài 19,7 km đi qua quận 1, Bình Thạnh, TP Thủ Đức (TP.HCM) và TP Dĩ An (Bình Dương). Tuyến có 11 ga trên cao, ba ga ngầm và một depot.

Trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Trên cơ sở những thành tựu và bài học kinh nghiệm này, hai thành phố sẽ có những trao đổi, học tập lẫn nhau để tiếp tục cùng nâng cao cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển, mang lại lợi ích cho nhân dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả đất nước.
(VP thường trú đài Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh)


Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".
0