Kiến trúc độc đáo Đình So
Đầu năm du xuân chị Diệu Linh, quận Cầu Giấy, cùng bạn bè lựa chọn Đình So là điểm đến. Du khách được chiêm ngưỡng ngôi đình cổ, có lối kiến trúc vô cùng độc đáo giữa một không gian yên bình. Công trình kiến trúc nổi tiếng và quy mô của xứ Đoài xưa, nổi danh với câu ca “Đẹp đình So, to đình Cấn".
Chị Linh chia sẻ: "Ngoài việc đầu năm đến để lễ đình và cầu bình an thì mình thấy quang cảnh nơi đây rất là tuyệt vời mọi thứ cổ kính và khi được khoác lên mình bộ áo dài thì mình cảm thấy rất là thiêng liêng. Mình cũng rất mong khi đến đây mình sẽ có được nhiều bức ảnh đẹp, ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp và thiêng liêng ở nơi đây."

Đình So là một công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở làng So, trong phạm vi của xã Cộng Hòa và xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1673, đình So không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là biểu tượng của nền văn hóa lâu đời và sự phồn thịnh của xứ Đoài.
Chị Hoàng Thị Trà My, huyện Quốc Oai chia sẻ, Đình So là một chỗ dựa tinh thần của những người dân ở đây, nó cũng là một niềm tự hào đối với những người dân, người con làng So.

Với vị trí gối lên núi Rùa và hướng mặt ra đê sông Đáy đã được nắn dòng, nhìn giống như một hồ nước hình bán nguyệt, mang đến cảm giác được hòa mình vào không gian yên bình, thanh tịnh của đền đình cổ kính. Kiến trúc của đình So khá độc đáo tạo cảm giác mộc mạc, cổ kính. Những mảng chạm có giá trị mỹ thuật và mang tính kỹ thuật cao. Năm 2018 Đình So được nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

Năm 2018 Đình So được nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.
Ông Nguyễn Doãn Dũng, Phó chủ tịch xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai chia sẻ, mình tự hào về đình so mình, thứ nhất là được xây dựng hơn 300 năm bề thế rất rộng rãi, đình nằm hướng đông đông bắc là một trong những hướng đẹp nhất đất đằng so xã cộng hoà này và hội tụ sơn thuỷ hữu tình tức là ba bề là 3 quả núi, trước mặt là sông nước và càng đi càng thấy đình mình thiêng liêng đẹp đẽ và nhận thấy trách nhiệm của những ng làm công tác xã hội chúng tôi thì cũng phải hiểu trước để tuyên truyền cho các thế hệ sau mình cùng với mình có trách nhiệm gìn giữ cái ông cha để lại.

Đến nay Đình So dã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cũng như các đợt trùng tu cải tạo. Do vậy các mảng trang trí trong đình với những kỹ thuật thể hiện có vẻ khác nhau, nhưng vẫn có được sự thống nhất về tổng thể. Điều đó đã làm tăng giá trị của một công trình bề thế về không gian, cũng như về kiến trúc của đình So nói riêng và cho các ngôi đình ở Việt Nam nói chung.


Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0