Kiến trúc độc đáo của Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể kiến trúc lâu đời và quan trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, nơi đây đang trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.

Trải qua hơn 1000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, trang nghiêm. Xây dựng trên khu đất hình chữ nhật dài 300m, rộng 70m, di tích được chia thành 5 lớp không gian.

Trải qua hơn 1000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, trang nghiêm
Một điều tạo nên Văn Miếu gắn liền với hai chữ "độc đáo" đó là các công trình đều được làm bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài

Một điều tạo nên Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn liền với hai chữ "độc đáo" đó là các công trình đều được làm bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài mang những nét đặc trưng của kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, Nguyễn.

Năm 2010, 82 tấm bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Năm 2012, Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

82 tấm bia tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Nội, hằng năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu văn hoá lịch sử Việt Nam, trở thành biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.

Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.