Kiến ba khoang và những điều cần lưu ý
Kiến ba khoang không chủ động cắn hay đốt con người. Tuy nhiên, vì là loài săn mồi, nên dịch cơ thể của chúng có chứa độc tố Pederin gây viêm da khi tiếp xúc. Người dân có thể vô ý đập hoặc chà xát kiến ba khoang, khiến chất độc dính vào da hoặc tiếp xúc nọc độc qua các vật dụng như quần áo, giường nệm, khăn lau, gây nhiễm bệnh ngay tại vùng da đó.

Khi da tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang sẽ gây nên các triệu chứng như vệt đỏ, sưng nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, đau rát, ngứa ngáy, bỏng, phồng rộp… Mọi người thường nhầm lẫn với bệnh giời leo (Zona), nên nếu không xử lý vết thương kịp thời, tình trạng sẽ chuyển sang viêm loét, có rỉ dịch. Nếu bị những tổn thương diện rộng trên da còn có thể đi kèm các biểu hiện khác như sốt, uể oải, đau nhức cơ thể, nổi hạch...
Theo các chuyên gia da liễu, kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện, nên để tránh kiến ba khoang, người dân nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí (nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng…) khi thắp đèn, và phải ngủ trong màn. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ, giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Kiến ba khoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa, khoảng tháng 6 - tháng 10 hàng năm, vì lúc này chúng cần tìm đến nơi ở khô ráo hơn để sinh sống.
Làm gì khi bị kiến ba khoang đốt
Điều quan trọng là không được để dịch tiết của kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể. Nếu nhìn thấy kiến ba khoang trên người, không nên dùng tay không để đập, mà tốt nhất nên có tờ giấy để kiến ba khoang bò ra giấy, sau đó lấy ra khỏi người.
Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, xà phòng, tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.
Sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Thực tế đã có những bệnh nhân đến bệnh viện khi vết thương bị lở loét do điều trị không đúng cách bằng acyclovir. Một số người còn dùng các loại lá cây để đắp, bôi, khiến tổn thương lan rộng hơn.
Để xử lý nhanh tại nhà cũng như khi vết bỏng rát chưa lan rộng, có thể sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ có chứa hoạt chất kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, đau rát…
(Tổng hợp)


Báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời xem xét phương án cho học sinh tiểu học, mẫu giáo nghỉ học, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Tai biến mạch máu não là vấn đề hay gặp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.
Thay đổi thời tiết, nhất là trong mùa đông - xuân, trời lạnh đột ngột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đột quỵ não gia tăng. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tuần qua đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ não khi còn trẻ.
Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng đau lưng sau khi ngủ dậy dần trở nên phổ biến và trẻ hoá, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và khắc phục thế nào cho hiệu quả?
Mùa đông tới gần mang theo không khí hanh khô cùng những cơn gió lạnh buốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người cao tuổi. Bởi vậy, việc giữ ấm đúng cách vào mùa lạnh hanh khô không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho người già mà còn phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm.
Rét đậm đã xuất hiện ở nhiều nơi, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ... Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.
0