Kiểm tra công tác phòng, chống đậu mùa khỉ tại Hà Nội

Sáng nay 1/11, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại sân bay Nội Bài và 2 bệnh viện chuyên khoa về da liễu gồm Da liễu Trung ương và Da liễu Hà Nội.
Đoàn kiểm tra tại khu vực giám sát thân nhiệt người nhập cảnh tại sân bay.

Một trong những vấn đề ưu tiên chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế hiện nay là phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế, đầu tháng 10, Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác chuyên môn về giám sát, đáp ứng, thu dung điều trị, truyền thông về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại một số tỉnh thành (TPHCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Gia Lai…).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, đoàn công tác số 2 do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch, giám sát cũng như sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ tại địa bàn Hà Nội. 

Ông Vương Ánh Dương cho biết Việt Nam chưa có ổ dịch đậu mùa khỉ trong nước mà nguồn xâm nhập từ nước ngoài về. Hiện nay không chỉ có các nước châu Âu, Mỹ mà nhiều nước trong khu vực cũng đã có ca bệnh như Australia 40 ca, New Zealand hơn 20, Thái Lan cũng ghi nhận hơn 10 ca. Vì thế, nguồn bệnh xâm nhập đầu tiên là từ sân bay, sau đó là các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu. 

Tại sân bay quốc tế Nội Bài, đoàn đã kiểm tra ngay đầu giờ sáng, CDC Hà Nội đã bố trí một Khoa Kiểm dịch y tế với 30 nhân viên chia làm 3 ca trực liên tục, tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch tại sân bay Nội Bài.

"Tại điểm này đã đảm bảo rất tốt việc triển khai tập huấn cho anh em. Nhân viên ở đây cũng đã chủ động phát hiện được những yêu cầu cần phải bảo đảm, cần phải giám sát đối với dịch đậu mùa khỉ tại cửa khẩu. Sân bay đã bố trí tất cả các phương tiện, pano, áp phích để truyền thông, các phương tiện cấp cứu cũng đã cơ bản được đáp ứng. Cảng hàng không cũng đã bố trí ưu tiên cho lực lượng y tế để sắp xếp các phòng cách ly cũng như lưu đồ để chuyển bệnh nhân sau khi cách ly xuống các khoa cấp cứu và vận hành hệ thống cấp cứu đến các bệnh viện trung ương và da liễu trên địa bàn" - Ông Dương cho biết.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra các hoạt động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Còn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, theo ông Vương Ánh Dương, tuy có có một khó khăn là khuôn viên của bệnh viện khá nhỏ, số lượng bệnh nhân đông, nhưng viện đã bố trí khá tốt quy trình tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc bệnh nhân ngay từ khâu tiếp đón ban đầu tới khu hành chính và phòng khám của các bác sĩ.

"Đặc biệt, chúng tôi đánh giá rất cao công tác chuyên môn của bệnh viện, các bác sĩ và nhân viên nắm được rất chắc các nội dung liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ. Chúng tôi thấy sự chỉ đạo và phân công cho các nhân viên của bệnh viện rất rõ ràng trong việc giám sát, phát hiện ca bệnh nếu có." - ông Dương chia sẻ.

Ông Dương đề nghị bệnh viện cần thường xuyên tổ chức các tập huấn, đào tạo về bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nếu có.

Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng lưu ý bác sĩ bệnh viện cần chẩn đoán phân biệt với các căn nguyên khác.

Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện dành một phòng container để cách ly ca nghi ngờ. Vì thế, thành viên đoàn kiểm tra đề nghị bệnh viện cần có phương án cho tình huống có nhiều ca nghi ngờ hơn. Đồng thời, cần có các poster, tờ rơi truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ.

BS Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết mỗi ngày tại bệnh viện có 1.000-1.500 bệnh nhân đến khám. Đến nay, bệnh viện có tiếp nhận một số trường hợp từ nước ngoài đến khám, chủ yếu là bệnh viêm da cơ địa, chưa có trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.

BS Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Da liễu Trung ương.

 "Bệnh đậu mùa khỉ có các dấu hiệu về da như nhiều bệnh lý về da thông thường khác. Vì thế, bệnh viện đã lưu ý các bác sĩ khi thấy các triệu chứng về lâm sàng mà không giải thích được bằng các bệnh herpes, thủy đậu, giang mai, tay chân miệng… thì cần cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt, khi người bệnh có thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi toàn thân hoặc có tiền sử đi từ nước ngoài về thì cần chuyển xuống phòng khám cách ly", BS Hào cho biết. 

Liên quan đến quy trình khi có ca bệnh nghi ngờ xuất hiện, ông Vương Ánh Dương cho biết khi một bác sĩ phát hiện ra ca bệnh nghi ngờ thì việc đầu tiên là cảnh báo, gọi cho đường dây nóng, tức là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện để kích hoạt hội chẩn, chẩn đoán xem bệnh nhân có nghi ngờ đậu mùa khỉ hay không. Khi có nghi ngờ đậu mùa khỉ thì ưu tiên số 1 là gọi cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bệnh viện này sẽ sẵn sàng tiếp nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ. Tại đây sẽ làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh nhân đậu mùa khỉ.

"Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội bố trí 2 cơ sở để tiếp nhận người bệnh đậu  mùa khỉ nếu có. Trong trường hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân nhiều hơn khả năng thu dung thì lúc đó tại Hà Nội đã bố trí Bệnh viện Đống Đa là cơ sở tiếp theo." - Ông Dương cho biết.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành Phố Hà Nội, luật sư cần đóng vai người dân để đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị với các văn bản pháp luật.

Sáng nay (27/2), huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ ngành y tế, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).

Một Tiktoker nổi tiếng đã đứng ra nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng hỗ trợ một cậu bé chữa bệnh, số tiền đã được mạnh thường quân ủng hộ lên tới hơn 16,7 tỷ đồng. Nhưng đến ngày 24/2, số dư trong tài khoản từ thiện này chỉ còn hơn 50 triệu. Dư luận bắt đầu muốn biết số tiền của họ đã sử dụng như thế nào? Liệu lòng tin của họ có bị đặt nhầm chỗ không?

Bắt đầu từ 1/3, nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ do Bộ Công an chỉ đạo tổ chức và thực hiện.

Hôm nay 27/2 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cùng phóng viên Hoàng Nhung tìm hiểu về chuyến xe "Cứu thương 0 đồng" của Đội xe Cứu thương 0 đồng Hà Nội.

Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về các dạng tài sản số, tiền mã hóa. Những người tham gia vào thị trường như Pi hay đầu tư vào các mã tiền ảo nói chung đều tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.