Kiểm soát thuế trên sàn thương mại điện tử như thế nào?

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 79% so với quý I/2023.

Bắt đầu bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cách đây gần bốn năm, chủ Công ty Cổ phần Md Queens cho biết sau mỗi đơn hàng thành công đều xuất hoá đơn điện tử cho khách hàng.

Bà Trịnh Kim Thư, Giám đốc Công ty Cổ phần MD Queens, cho rằng: “Việc xuất hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt hơn, bên cạnh đó thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên nếu như mỗi đơn hàng đặt hàng mà xuất hóa đơn điện tử luôn thì chúng tôi cũng gặp rủi ro vì khách hàng hủy đơn hàng mà hóa đơn xuất ra rồi chúng tôi vẫn phải nộp thuế cho gói hàng đó”.

Vấn đề kiểm soát thuế trên các sàn thương mại điện tử thực hiện như thế nào, hoá đơn xuất bán ra sao là câu hỏi nhiều người đặt ra.

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, có tới 95% người bỏ tiền mua sắm qua hình thức livestream. Có những phiên livestream doanh thu tới hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên thời gian qua, việc tính thuế đối với các giao dịch tại các phiên livestream này chưa thực sự minh bạch, rõ ràng.

Năm 2023, ngành thuế đã thu 97.000 tỷ đồng từ các tổ chức cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử, kể cả hoạt động livestream.

Nhiều chuyên gia cho biết, ngoài kiểm soát việc xuất hoá đơn điện tử thì để thu thuế hiệu quả, cần kết hợp với ngân hàng và bên vận chuyển hàng hóa online để có doanh thu bán hàng và đưa ra số tiền thuế phải nộp chính xác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...