Kích cầu tiêu dùng dịp cao điểm hè 2025

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Theo ghi nhận, dù đã bước vào mùa hè, nhưng sức mua các mặt hàng làm mát, giải nhiệt vẫn khá trầm lắng so với cùng kỳ các năm trước. Trong một trường hợp cụ thể, vì thấy siêu thị điện máy gần nhà treo biển khuyến mãi rầm rộ, ông Ngô Thanh Tùng (phường Khương Thượng, quận Đống Đa) cũng tranh thủ ghé qua xem hàng. Tuy nhiên, ông vẫn chưa quyết định mua vì còn nhiều cân nhắc, đắn đo.

Ông Ngô Thanh Tùng chia sẻ: “Cần đến đâu, mua đến đấy. Những cái gì bắt buộc phải thay thế thì tôi mới thay thế. Năm nay tôi định thay thế quạt làm mát, với ngân sách dự kiến 2-3 triệu đồng”.

Mùa hè vốn là thời điểm vàng để các cửa hàng điện máy bứt tốc doanh thu. Với kỳ vọng doanh số năm nay tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ, Công ty Cổ phần Pico Retail đã sớm triển khai loạt chương trình khuyến mãi rầm rộ, giảm giá từ 20-45%. Thế nhưng, lượng khách đến tham quan và mua sắm trong giai đoạn đầu mùa vẫn khá thưa thớt.

Ông Nguyễn Quang Đức - Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Pico Retail cho hay: “Kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng cũng siết chặt hơn việc mua sắm. Khách hàng tập trung chi tiêu vào những sản phẩm cần thiết, thiết yếu cho gia đình. Với những sản phẩm chưa thực sự phát sinh nhu cầu thì khách hàng có tâm lý chờ đợi cuối năm hoặc khi có những đợt thưởng lớn”.

Không chỉ đồ gia dụng, xu hướng chi tiêu tiết kiệm cũng thể hiện rõ ở mặt hàng thực phẩm và đồ uống giải khát. Nhu cầu giải khát không giảm, nhưng người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm có mức giá vừa túi tiền, dao động từ 20.000-35.000 đồng mỗi món. Để tăng doanh số bán hàng, các doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp kích cầu, củng cố niềm tin người tiêu dùng.

Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết: “Túi tiền người dân đã bị ít hơn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi cho các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, rằng làm thế nào để cung cấp sản phẩm hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, tới từng hộ gia đình, mà vẫn mang lại sự thuận tiện, chất lượng tốt?”.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu không có nghĩa là ngừng mua sắm, mà là ưu tiên cho sự hợp lý và giá trị thiết thực. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy thích ứng, điều chỉnh chính sách giá và phương thức tiếp cận để giữ chân khách hàng trong giai đoạn nhiều biến động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực trụ cột đã công bố kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn HoSE - một tín hiệu tích cực cho chất lượng hàng hóa trên thị trường và góp phần chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Ngay sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày, các nhà bán lẻ Mỹ đã nhanh chóng tăng tốc nhập hàng từ Trung Quốc, với lượng đơn vận chuyển đường biển và đường hàng không tăng vọt.

VN-Index mở cửa phiên chiều 16/5 với diễn biến giằng co kéo dài. Bên bán có phần lấn át, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.

Công ty Cổ phẩn Chứng khoán SSI đã chi hơn 450 tỷ đồng để mua một toà nhà văn phòng 19 tầng tại Hà Nội, theo báo cáo tài chính quý 1/2025 của đơn vị.

Novaland đang trong giai đoạn hồi phục và cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026.

Hanoi Metro, đơn vị vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội, tiếp tục lãi hơn 15,4 tỷ đồng trong năm 2024.