Khủng hoảng y tế gây thiệt hại nặng cho các bệnh viện
Kể từ ngày 20/2, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập sinh và bác sĩ nội trú của Hàn Quốc đã đình công để phản đối quyết định của Chính phủ Hàn Quốc bổ sung 2.000 suất mới vào chỉ tiêu tuyển sinh trường y hàng năm.

Suốt 8 tuần qua, các bệnh viện lớn, vốn phụ thuộc nhiều vào các bác sĩ thực tập sinh, đã phải chịu thiệt hại hàng trăm triệu won mỗi ngày do số ca phẫu thuật và các phương pháp điều trị bệnh nhân khác giảm mạnh. Chẳng hạn, Trung tâm Y tế Asan, một trong 5 bệnh viện đa khoa lớn nhất ở Seoul, ghi nhận khoản lỗ ròng 51,1 tỷ won (tương đương 38 triệu USD) từ ngày 20/2 đến ngày 30/3. Một số bệnh viện khác buộc phải khuyến khích nhân viên của họ nghỉ phép không lương nhằm nỗ lực cắt giảm chi phí lao động.
Trước tình hình này, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc chủ trương sẽ cho phép các y tá, những người hiện đang nghỉ phép không lương, làm việc cho các cơ sở y tế đang gặp phải tình trạng thiếu nhân sự.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 đã lên tiếng bảo vệ chính sách thuế quan gây tranh cãi của mình, kêu gọi người dân Mỹ “giữ vững lập trường” nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Myanmar đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng khi những cơn mưa trái mùa bắt đầu trút xuống các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, bởi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra vào hôm 28/3.
Ai Cập sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới nhằm thúc đẩy lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza, với sự tham dự của Tổng thống Ai Cập, Tổng thống Pháp và Quốc vương Jordan.
Số người thiệt mạng do trận động đất tại Myanmar đã tăng lên gần 3.500 người, ngoài ra có 4.671 người bị thương và 214 người khác vẫn mất tích, theo truyền thông nhà nước Myanmar.
Các hãng xe đang phải tìm cách thích ứng với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế 25% lên toàn bộ ô tô nhập khẩu.
Nga cáo buộc Ukraine đã thực hiện 14 cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga trong một ngày, trong khi Ukraine bác bỏ cáo buộc này.
0