Khủng hoảng Ukraine và rủi ro địa chính trị với châu Âu

Ông Zhang Hong nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết các nước châu Âu đang phải đối mặt với áp lực kinh tế và chính trị ngày càng tăng khi bị đẩy lên tuyến đầu trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Nga và phương Tây.

Đánh giá diễn biến xung đột Nga-Ukraine trong năm 2023, ông Zhang Hong, cho biết tình hình hiện nay về cơ bản đã rơi vào bế tắc khi cả hai bên đều không đạt được tiến bộ trong năm 2023. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã tác động đáng kể đến trật tự quốc tế, đặc biệt là đối với châu Âu. Việc Nga và châu Âu chấm dứt mối quan hệ hợp tác về năng lượng cũng như ngừng buôn bán các sản phẩm công nghệ cao đã khiến các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, phải đối mặt với áp lực do nguồn cung bị thiếu hụt. Nền kinh tế Đức từng đóng vai trò là động lực chính ở châu Âu nhưng đã bị đình trệ kể từ năm 2023.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine rơi vào bế tắc và nền kinh tế châu Âu trở nên trì trệ, một số nước châu Âu ban đầu ủng hộ Ukraine đã thay đổi thái độ. Ba Lan, từng là một trong những đồng minh trung thành của Ukraine, hồi tháng 9 tuyên bố sẽ ngừng cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Thủ tướng Slovakia Robert Fico sau khi nhậm chức vào tháng 10, cũng tuyên bố rằng nước này sẽ ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine và phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Andrii Portnov - cố vấn thân cận của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych - đã bị bắn chết bên ngoài một trường học ở ngoại ô Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 21/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên “Golden Dome”, hay còn gọi là “Vòm Vàng”.

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.