Khủng bố IS ở Mỹ
Trước tiên là vụ việc chiếc xe ô tô do hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk chế tạo nổ tung trước cửa khách sạn Trump International của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ở thành phố Las Vegas. Tiếp theo là vụ việc một chiếc ô tô đâm vào đám đông người hân hoan chào đón năm mới ở thành phố New Orleans khiến ít nhất 15 người bị thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Thủ phạm mang theo trên xe lá cờ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hai vụ việc có thể liên quan đến nhau. Những hành động này là khủng bố. Thủ phạm là nhiều người chứ không đơn lẻ. Vụ việc diễn ra chỉ không đầy 3 tuần trước ngày ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.
Ám ảnh về bị tấn công khủng bố ngay ở trên lãnh thổ của nước Mỹ giờ trở lại đối với dân chúng và chính quyền Mỹ. Ám ảnh này tác động tiêu cực và tai hại tới tâm lý của người dân ở Mỹ và xã hội nước Mỹ bởi ba lý do chính:
Thứ nhất, nỗi lo ngại và lo sợ về nguy cơ và mối đe doạ lại bị tấn công khủng bố, lại phải chung sống với nguy cơ và mối đe doạ này phủ bóng đen xuống bầu không khí chính trị đối nội ở nước Mỹ, khiến cho dân chúng suy giảm lòng tin vào năng lực của nhà nước về đảm bảo an toàn cho người dân và an ninh cho xã hội.
Thứ hai, khủng bố có liên quan đến IS mà chính phủ Mỹ đã nhiều lần khẳng định IS đã bị xoá sổ. Vụ việc trên lại cho thấy IS vẫn còn tồn tại và vẫn có thể thách thức Mỹ và tiến hành hoạt động khủng bố ở ngay trên đất Mỹ. Như vậy cũng có nghĩa là nước Mỹ vẫn có vấn đề về đảm bảo an ninh nội địa và về chống khủng bố nói chung, chống IS nói riêng.
Thứ ba, chúng là điềm gở đối với nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp bắt đầu của ông Trump. Chúng khiến người này gặp nhiều khó xử trong những ngày trị vì nước Mỹ sắp đến. Ông Trump gắn những vụ việc trên với vấn đề tỵ nạn và nhập cư, đến tình trạng tội phạm ở nước Mỹ và hoàn toàn phớt lờ tính chất và bản chất Hồi giáo cực đoan của IS. Ông Trump giờ buộc phải nhận thấy rằng chuyện an ninh nội địa đối với nước Mỹ hiện tại và trong thời gian tới không chỉ có liên quan tới người tỵ nạn và nhập cư mà còn cả tới sự cọ sát và xung khắc về thế giới quan và ý thức hệ chính trị và tôn giáo.
Sự trở lại của ám ảnh lo ngại và lo sợ về nguy cơ khủng bố sẽ buộc ông Trump phải có những điều chỉnh chính sách và định hướng chính sách mới về đối nội, phải giảm bớt can dự và chi tiêu cho đồng minh hay đối tác bên ngoài, cho chiến tranh và xung khắc của Mỹ với đối tác bên ngoài để đối phó với thách thức khủng bố trong nội địa nước Mỹ.


Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.
Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.
Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.
Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.
Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.
0