Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá dịp Tết
Theo đó, từ ngày 25/1 đến 31/1 (tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng), tình hình giá cả thị trường cơ bản ổn định, không có hiện tượng khan hàng hay sốt giá.
Trong giai đoạn trước Tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm và tổ chức tiệc tùng cuối năm tăng cao, tuy nhiên, giá các mặt hàng thiết yếu không biến động mạnh do nguồn cung dồi dào.
Đáng chú ý, thói quen tiêu dùng của người dân đang thay đổi rõ rệt. Theo đó, thay vì mua sắm truyền thống, nhiều người chuyển sang các nền tảng trực tuyến như TikTok, Facebook, Zalo để săn hàng khuyến mãi, mua sắm tiết kiệm hơn. Nhờ đó, dù sức mua vẫn ở mức cao, nhưng thị trường không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
Tại một số địa phương, giá hàng hóa nhìn chung ổn định. Một số mặt hàng đặc trưng dịp Tết như hoa tươi, trái cây, thủy hải sản, gia súc, gia cầm có tăng nhẹ, nhưng không đáng kể.


Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Số thuế thu từ tổ chức và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
0