Không nên chủ quan khi thấy trẻ trầm cảm

Thời gian gần đây, một số vụ trẻ vị thành niên rơi từ trên tầng cao xuống đã xảy ra, trong đó có trường hợp được xác định là tự tử. Đó là một thực trạng đáng báo động mà cha mẹ cần quan tâm, nhận biết sớm để hỗ trợ và can thiệp cho trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm trước đã tiếp nhận 13 trường hợp thực hiện hành vi tự tử được đưa vào cấp cứu, tập trung ở trẻ 13 - 17 tuổi. Còn từ đầu năm đến nay cũng đã có 10 trường hợp, 1/3 trong số đó không thể cứu sống.

Các bác sĩ cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do bản thân trẻ vị thành niên có thay đổi về tâm lý, muốn thể hiện cái tôi, rất nhạy cảm, bốc đồng lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm đối phó với những sang chấn tâm lý, bên cạnh đó là các yếu tố tác động từ gia đình, các vấn đề phát sinh trong học đường điển hình như bị bạo lực.

Hành vi tự tử có 3 mức độ. Đầu tiên chỉ là nghĩ đến hành vi tiêu cực này. Mức độ thứ hai là có tìm hiểu thông tin về cách tự tử. Nguy hiểm nhất là thực hiện hành vi tiêu cực nhanh mà ít dấu hiệu cảnh báo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu cực của học sinh lứa tuổi 13 - 15 tuổi, nhưng theo chuyên gia, có thể nhìn thấy đó là những thay đổi về mặt tâm sinh lý của tuổi dậy thì, áp lực học tập, sử dụng thiết bị công nghệ và mạng Internet quá nhiều và thói quen thức đêm của các học sinh. Vì vậy, khi cha mẹ thấy con có những dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý, nên sớm đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn của các bác sỹ để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Dưới đây là một số biểu hiện chung thường gặp:

  • Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…).
  • Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).
  • Tránh né việc đi học. Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.
  • Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung hay quên.
  • Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
  • Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày…
  • Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác).
  • Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.
  • Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.