Không lo thiếu hàng hóa trong và sau Tết
Mấy ngày nay, vợ chồng ông Nguyễn Đăng Lực ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội túc tắc dạo siêu thị sắm sửa Tết, mỗi ngày mua một ít để vừa vặn ngân sách. Hàng hóa tràn ngập, đủ đầy với muôn vàn lựa chọn, giúp hai ông bà thong thả cân nhắc từng món, chẳng cần vội vã hay lo tranh giành tích trữ.
Ông Lực chia sẻ: “Trên Hà Nội hiện nay, tôi đi khá nhiều siêu thị thì thấy giá cả năm nay khá tốt, hàng hóa phong phú, chất lượng cao. Chúng tôi cũng chuẩn bị mua sắm hàng Tết, quà tặng. Tôi thấy hàng hóa chất lượng tốt, giá cả phải chăng nên hôm nay tôi lại tiếp tục đi mua”.
Những năm gần đây, người dân dần thay đổi thói quen tiêu dùng dịp Tết. Thay vì tích trữ quá nhiều, họ ưu tiên mua sắm vừa đủ và dàn trải quanh năm. Không ít gia đình chuyển từ “ăn Tết” sang “chơi Tết,” thậm chí lựa chọn du lịch xuyên Tết, khiến nhu cầu mua sắm Tết không còn quá lớn.
Tuy vậy, các siêu thị vẫn chủ động làm việc với nhà cung cấp để tăng 25% lượng hàng dự trữ, đảm bảo nguồn cung ổn định. Đặc biệt, nhiều siêu thị còn mở cửa xuyên Tết để đáp ứng nhu cầu mua sắm mọi lúc của người dân.
Để đảm bảo nguồn hàng phục vụ tốt cho người dân trước, trong và sau Tết, Sở Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, không chỉ chuẩn bị đầy đủ nguồn cung mà còn triển khai hiệu quả các chương trình bình ổn giá.
Với sự chủ động từ các doanh nghiệp, sự kiểm soát hiệu quả của Sở Công Thương cùng các chương trình bình ổn giá được triển khai kịp thời, người dân hoàn toàn có thể yên tâm không lo thiếu hàng hóa trong suốt dịp Tết và những ngày sau.


Những bất ổn trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, dẫn đến sự co hẹp của dòng tiền, giảm thanh khoản và tạo áp lực bán tháo trên diện rộng.
Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.
Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.
Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.
0