Chính sách cần ổn định, doanh nghiệp mới phát triển
Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Đại biểu Tạ Văn Hạ, đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được kỳ vọng sẽ là luồng gió mới, đưa cánh diều kinh tế tư nhân bay cao và vươn xa.
Ưu đãi về cải thiện môi trường đầu tư là chưa đủ mạnh
Đại biểu Tạ Văn Hạ phân tích, một trong những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là điều kiện để tiếp cận với các khoản vay tín dụng. Đại biểu đưa ra dẫn chứng, một thanh niên nếu muốn vay qua ngân hàng chính sách 2 tỷ để hỗ trợ khởi nghiệp sẽ phải chứng minh nguồn vốn đó có thể tạo công ăn việc làm cho 20 người. “Rất khó để thực hiện điều đó. Do vậy, dự thảo Nghị quyết cần phải nghiên cứu thêm để có những tháo gỡ về cải thiện môi trương đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp phù hơp hơn”, đại biểu bày tỏ băn khoăn.

Về vấn đề ưu đãi lựa chọn nhà thầu, dự thảo Nghị quyết có nêu, dự án dưới 20 tỷ cần phải được ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo luật hỗ trợ có quy định bắt buộc: mỗi năm phải có dưới 200 lao động, doanh thu dưới 300 tỷ. “Nếu doanh nghiệp có doanh thu 300 tỷ, con số 20 tỷ của dự án ưu tiên cho doanh nghiệp chỉ là con số rất nhỏ thôi. Ưu đãi này theo tôi là chưa đủ mạnh”, đại biểu nêu quan điểm.
Một điểm chưa đủ mạnh nữa, theo đại biểu Tạ Văn Hạ, là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Cả nước đặt mục tiêu tới 2030 phải có một triệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề án đào tạo nguồn nhân lực lại chỉ đưa ra con số đào tạo khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao. “Con số này chỉ chiếm 1% nhân lực cho mục tiêu. Do vậy, chúng ta cần bổ sung thêm”, đại biểu đề nghị.
Chính sách phải ổn định, không thay đổi trong ít nhất 10-15 năm
Đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, doanh nghiệp muốn phát triển được, chính sách phải cần ổn định, lâu dài. Đặc biệt, chính sách không nên thay đổi trong ít nhất 10-15 năm. “Doanh nghiệp mới khởi nghiệp rất khó khăn, từ nguồn vốn cho tới thị trường. Nếu chính sách cứ liên tục thay đổi thì doanh nghiệp không thể thích nghi, gần như lại phải quay về vạch xuất phát”, đại biểu bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh sự ổn định về chính sách, doanh nghiệp cần được tháo gỡ về thủ tục hành chính. “Có doanh nghiệp dự định bán sản phẩm chỉ có 10 đồng, nhưng không bán được ở thị trường Việt Nam. Trong khi đưa ra nước ngoài, sản phẩm bán rất tốt, lợi nhuận cả nghìn tỷ. Tại sao doanh nghiệp lại gặp khó khi đưa sản phẩm vào cạnh tranh ở thị trường trong nước”, đại biểu Tạ Văn Hạ bày tỏ băn khoăn.
Đại biểu cũng đề nghị, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung thêm sự hỗ trợ về chính sách thương mại và hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp. Theo đại biểu, hiện Việt Nam luôn bị thua thiệt khi tranh chấp thương mại với quốc tế. Do đó, để đưa sản phẩm ra ngoài và cạnh tranh với thị trường quốc tế, cần phải có sự hỗ trợ từ quảng bá đến bảo hộ về mặt tư pháp.


Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhân tố quyết định thành công của mô hình chính quyền hai cấp.
Hà Nội, TP.HCM đang đối mặt với việc thiếu hụt lao động cục bộ, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2025.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 17/6. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Hà Nội không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp hoặc lặp lại quy trình đã thực hiện trước khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Cử tri huyện Phúc Thọ mong thành phố Hà Nội sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính hiện đại, đồng bộ, liên thông giữa các cấp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
0