Không gian trưng bày áo dài đậm nét truyền thống sáng tạo
Một trong những điểm nhấn của Lễ hội năm nay là các khu triển lãm, trưng bày giới thiệu áo dài từ các nhà thiết kế và thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm, dịch vụ du lịch và làng nghề truyền thống liên quan đến áo dài.
Lễ hội bố trí khoảng 80 gian hàng thiết kế mở thoáng ba mặt, được sắp xếp hài hòa trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Tại đây, các sản phẩm và phụ kiện áo dài từ các nhà thiết kế danh tiếng, thương hiệu áo dài ba miền Bắc - Trung - Nam, cùng các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở ẩm thực, mua sắm và làng nghề truyền thống của Hà Nội và các địa phương sẽ được giới thiệu và quảng bá.
Các gian hàng đã bắt đầu mở cửa đón khách từ tối qua song song với chương trình nghệ thuật khai mạc đầy màu sắc. Nhiều gian hàng cung cấp dịch vụ mặc thử áo dài miễn phí. Du khách có thể khoách lên mình những bộ áo dài đẹp mắt và chụp hình lưu niệm tại khu vực lễ hội.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông qua tà áo dài, để quảng bá và phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và quảng bá du lịch Việt Nam nói chung.


Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.
0