Không gian sáng tạo tại Cung thiếu nhi Hà Nội

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã mở cửa đón du khách vào tham quan và trải nghiệm các không gian nghệ thuật. Trong đó, Cung thiếu nhi Hà Nội được coi là “trái tim” của tuyến lễ hội, với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Nếu như tại các phiên bản trước của Lễ hội, không gian triển lãm được cải tạo từ các khu vực không còn được sử dụng, thì lễ hội năm nay, Cung thiếu nhi Hà Nội tại số 36-38 phố Lý Thái Tổ như một di sản “sống”, chất liệu tự thân cùng với các tác phẩm khác tạo nên một tổ hợp nghệ thuật độc đáo.

"Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai" là một đại triển lãm lấy lịch sử, ký ức cộng đồng, kiến trúc và tương lai của Cung Thiếu nhi Hà Nội làm điểm khởi hành, nghiên cứu và tưởng tượng.

Triển lãm “Cung thiếu nhi Hà Nội - Hoài niệm cho tương lai” được chia làm 3 mạch chủ đề: Cung thiếu nhi như một bài tập nhớ; Di sản liên thế hệ và Kiến tạo thế giới và không gian cộng đồng. Các mạch chủ đề không riêng rẽ mà đan kết, tương tác và phản hồi lẫn nhau.

Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm nay, Cung thiếu nhi Hà Nội là nơi diễn ra hơn 40 hoạt động từ sắp đặt công trình kiến trúc, trưng bày, triển lãm đến chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật và trải nghiệm sáng tạo cộng đồng… hứa hẹn sẽ thu hút rất đông người dân và du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.