Không đủ nguyên liệu sản xuất cho ngành dâu tằm tơ
Ngành dâu tằm tơ bao gồm chuỗi sản xuất từ việc trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa. Ở nước ta chủ yếu sử dụng hai loại trứng tằm kén trắng và tằm kén vàng. Trong đó, trứng tằm kén trắng dùng để sản xuất lụa phải nhập khẩu tới 95% do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Phụ thuộc nhập khẩu vừa là hạn chế đồng thời cho thấy dư địa phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm còn rất lớn.
Hiện tại, cả nước có gần 40.000 hộ nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm, nhưng chủ yếu tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có một quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển dài hạn để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với tổ chức sản xuất. Hệ lụy là nguồn nguyên liệu cho làng nghề dệt truyền thống rất bấp bênh.
Với hơn 13.000 ha dâu tằm, sản lượng kén đạt hơn 16.800 tấn/năm, sản lượng tơ đạt khoảng 2.000 tấn/năm, Việt Nam đang đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng tơ, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngành dâu tằm tơ nước ta chủ yếu sản xuất kén, chế biến tơ thô xuất khẩu nguyên liệu. Công nghiệp dệt, nhuộm, in, hoàn tất lụa tơ tằm còn yếu, chưa đảm bảo thị trường vững chắc cho nông dân cũng như các nhà máy ươm tơ.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 800 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng) để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là trái cây.
Bộ Tài chính cho biết, quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử khấu trừ và khai, nộp thuế thay người bán nhằm chống thất thu thuế, giảm chi phí, thủ tục hành chính.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD.
Số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến nhà đầu tư giảm đặt cược khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong phiên họp tháng 12.
Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết quả thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem): 10 công ty con của Vicem có hoạt động sản xuất xi măng với hiệu quả thấp, trong đó nhiều đơn vị ghi nhận mức lỗ lớn trong năm 2023.
0