Không để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu cho phát điện

Trước tình trạng thiếu điện và phải thực hiện tiết giảm điện một số địa phương khu vực miền Bắc trong các ngày đầu tháng 6/2023, tại cuộc họp tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhìn nhận những tồn tại hạn chế công tác quản lý và chỉ đạo điều hành cung ứng điện. Vì vậy, trong năm 2024, EVN và các đơn vị nỗ lực vượt qua hàng loạt các khó khăn, thách thức, xây dựng các phương án đảm bảo điện.

Lãnh đạo EVN cũng chỉ ra công tác huy động nguồn điện và điều tiết các hồ thủy điện còn bất cập, chưa theo kịp các diễn biến thủy văn. Công tác chuẩn bị nhiên liệu than cho phát điện còn chưa tốt, nên trong các tháng cao điểm mùa khô nhu cầu phụ tải tăng cao đã xảy ra tình trạng thiếu than tại một số Nhà máy nhiệt điện.

Không để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu cho phát điện.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn, tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc tập đoàn và phối hợp với các nhà máy điện ngoài EVN khẩn trương khắc phục sự cố các tổ máy, làm việc với các nhà cung cấp để tăng thêm than, khí cho phát điện. Kể từ ngày 23/6/2023 đến hết năm 2023, EVN đã đảm bảo cung ứng điện, không phải thực hiện tiết giảm phụ tải điện.

Năm 2023, Điện thương phẩm toàn Tập đoàn năm 2023 ước đạt 251,25 tỷ kWh, tăng 3,52% so với năm 2022. Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là hết sức nặng nề trong cả hai khía cạnh đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính, đồng thời quá trình triển khai thực hiện của EVN và các đơn vị dự báo sẽ tiếp tục phải vượt qua hàng loạt các khó khăn, thách thức.

Năm 2024, EVN đặt mục tiêu Điện thương phẩm năm từ 262,26 - 269,3 tỷ kWh. Đồng thời chỉ đạo các nhà máy điện chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị sản xuất điện ngay từ đầu năm 2024, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) cho phát điện đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.