Không có giáo viên chuyên trách, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tổ chức ra sao?

Lần đầu tiên trong chương trình giáo dục bậc THPT xuất hiện một hoạt động giáo dục với yêu cầu bắt buộc nhưng hiện nhiều trường không có giáo viên chuyên trách.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT từ lớp 10 năm nay lần đầu tiên đưa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là một trong 8 bộ môn, hoạt động bắt buộc. Theo quy định, hoạt động này có tổng số 105 tiết, thực hiện cho 35 tuần thực học, tính ra trung bình học sinh (HS) sẽ học 3 tiết/tuần.

Ngay từ năm đầu tiên thực hiện chương trình, trong điều kiện không có giáo viên (GV) chuyên trách, không có tổ bộ môn nên mỗi trường tự tổ chức lực lượng giảng dạy trong điều kiện thực tế.

Học sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023 sẽ học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chẳng hạn, tại Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức, TP.HCM), bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường xây dựng nhóm thực hiện hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp khoảng 15 thành viên huy động từ ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, trợ lý thanh niên, GV các tổ bộ môn. Từ nội dung các chuyên đề của hoạt động bắt buộc này, nhóm thực hiện sẽ chủ động xây dựng nội dung tổ chức. Bà Trúc cho hay mỗi chuyên đề sẽ có sự tham gia của GV, chuyên gia hướng dẫn có chuyên môn phù hợp để kiểm soát nội dung và đảm bảo chất lượng chương trình.

Chẳng hạn, nhóm thực hiện chuyên đề “Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của HS” sẽ do ban giám hiệu, trợ lý thanh niên, cán bộ Đoàn trường, GV chủ nhiệm phụ trách. Còn chuyên đề “Văn hóa nhà trường” sẽ do thành viên ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, trợ lý thanh niên, GV ngữ văn thực hiện…

Trong khi đó, năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10 và chương trình giáo dục hiện hành đối với HS lớp 11 và 12 nên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) đã tính toán làm sao vừa đáp ứng được nguyện vọng của HS lớp 10 theo định hướng nghề nghiệp, vừa đảm bảo được cân đối nguồn lực đội ngũ của trường, tránh tình trạng môn thừa, môn thiếu GV.

Vì vậy, khi thành lập tổ trải nghiệm hướng nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho hay trường sắp xếp những GV giáo dục công dân, công nghệ là những bộ môn có số tiết ít trong chương trình mới (do HS ít lựa chọn) đảm nhiệm giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chương trình. Tổ hoạt động này có sự tham gia của GV chủ nhiệm, GV bộ môn cùng các lực lượng hoạt động phong trào khác trong nhà trường để cùng nhau soạn giáo án, phối hợp, hỗ trợ khi giảng dạy. Cũng theo bà Hồng Chương, ban giám hiệu tham gia để nắm bắt việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.

Tương tự, ở khối trường ngoài công lập, bà Trần Thị Tâm Tuyền, Giám đốc chương trình Việt Nam, Trường quốc tế Á Châu, cho biết ngoài đội ngũ GV chủ nhiệm chuyên trách đã được nhà trường xây dựng thì GV các bộ môn có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân công đảm nhận nội dung hoạt động. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có sự hỗ trợ từ phòng tham vấn tâm lý, hướng nghiệp.

Về việc sắp xếp GV giảng dạy hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết tùy vào nhân sự mà mỗi trường bố trí GV giảng dạy phù hợp. Tuy nhiên, việc sắp xếp cần đảm bảo hài hòa quyền lợi của người học, người dạy, đồng thời chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên để thầy cô “chắc tay” khi đứng lớp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 115 về việc thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2035".

Lần đầu tiên Đại sứ quán Đức tại Việt Nam khởi xướng dự án hướng nghiệp trực tiếp tại 19 tỉnh, thành phố nhằm cung cấp thông tin về các con đường an toàn, hợp pháp để sang Đức học tập và làm việc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hàn Quốc tiếp tục tăng thêm hạn ngạch và mở rộng các ngành nghề tiếp nhận lao động Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc ra đời một ngành đào tạo mới không hề đơn giản và đối với đào tạo ngành vi mạch bán dẫn hiện nay có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.

Hôm nay, 31/3, các trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (chương trình EPS).