'Khôi phục các dự án BT là hợp lý và cần thiết'
Các chuyên gia nhận định, việc khôi phục lại các dự án BT ở thời điểm này là hợp lý và cần thiết, bởi Hà Nội đang phát triển nhiều dự án, cần một nguồn lực đầu tư rất lớn từ nguồn vốn xã hội hóa. Đây vẫn được đánh giá là cơ chế hiệu quả nhất nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển và cũng là cách để Hà Nội sử dụng tài sản công – cụ thể là đất, một cách tốt nhất.
Gần 400 km đường sắt đô thị hoàn thành vào năm 2035 là mục tiêu mà Hà Nội đặt ra trong Quy hoạch Thủ đô lần này. Nhiệm vụ không dễ, đặc biệt trong huy động vốn. Bên cạnh nguồn vốn ODA, chuyên gia cho rằng hình thức xây dựng - chuyển giao BT có thể là phương án khả thi.

Không chỉ có đường sắt đô thị, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng mới 593 km đường giao thông trong đô thị trung tâm; 368 km đường giao thông tại các đô thị vệ tinh. Cùng với đó là hơn 9.000 ha đất thu hồi vùng phụ cận.
Nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua và các dự án BT được khôi phục, bài toán vốn cho mục tiêu này có thể được giải quyết, cùng với đó là việc sử dụng tài sản công được hiệu quả hơn.

Theo đề xuất của chính phủ trước đây, hình thức hợp đồng BT sẽ được áp dụng đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường, hạ tầng kỹ thuật thủy lợi. Điều này phù hợp, khi Hà Nội đang có nhiều công trình giao thông, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm các dòng sông nội đô. Tuy nhiên, điều quan trọng trong các dự án BT, đó là hình thức thanh toán và thời điểm định giá đất phù hợp.
Về mặt chính sách, dự án theo hình thức BT đã vận hành 20 năm qua. Về tiêu chí pháp luật, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ghi rõ dự án BT cần tuân theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP.
Còn về tính thực tế, hiện nay, Quốc hội đang cho phép TP. HCM thực hiện thí nghiệm trở lại dự án BT, và bắt đầu mang lại hiệu quả. Do vậy, khôi phục lại các dự án BT ở thời điểm này được đánh giá là phù hợp, và là lời giải cho bài toán thiếu vốn của nhiều dự án hiện nay.


Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phối hợp với các cơ quan chức năng sẽ tổ chức rào chắn phục vụ thi công ga ngầm S12, đường chuyển làn và gara trên đường Trần Hưng Đạo.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn về việc đảm bảo an ninh trật tự hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường đề xuất điều chỉnh ba loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch lâm nghiệp và quy hoạch cấp huyện.
Hà Nội đã có 82.016,22km đường xã và 139.659,62km đường thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện, đạt 100% yêu cầu Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025 có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ ngày 10/5 đã tổ chức "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, thực phẩm an toàn".
0